Bệnh bong gân cổ chân: Những điều bạn cần biết
Dù nhẹ hơn so với gãy xương, nhưng bong gân cổ chân cũng khiến bạn khó chịu không kém. Khi bị bong gân cổ chân, bạn phải chú ý những gì?
Bong gân là một cách nói dân gian, nếu nói đúng phải là bong dây chằng. Đây là tình trạng tổn thương dây chằng (phần mô nối xương với xương tại khớp). Bong gân thường gặp tại khớp cổ tay và cổ chân. Song, bong gân cổ chân phổ biến và có mức độ trầm trọng hơn.
Nguyên nhân
Bong gân cổ chân (mắt cá chân) còn gọi là trật sơ-mi, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, miễn là có sự chấn động khiến cổ chân phải chống đỡ theo kiểu xoay lật. Các tình huống thường gặp là chơi thể thao, té ngã, trẹo chân khi đi bộ (đặc biệt khi đi giày cao gót hoặc trên bề mặt không bằng phẳng).
Triệu chứng
Nếu chỉ là bong gân đơn thuần không có tổn thương khác, triệu chứng nhận biết là:
Đau: đặc biệt đau nhiều khi đứng hoặc đi.
Sưng có khi bầm tím ở một hoặc hai bên mắt cá chân.
Cử động hạn chế: không như gãy xương và trật khớp, bạn vẫn cử động bàn chân được, thậm chí nếu bị nhẹ bạn còn đứng và đi được chút ít.
Cách sơ cứuNgay khi bị chấn thương, nếu nghi ngờ tổn thương cổ chân, bạn cũng nên nhớ bốn điều sau đây (nếu có vết thương hở, bạn không làm điều số 2):
- Bất động
- Chườm đá hai mắt cá chân
- Băng ép bằng băng thun, vải và nẹp
- Kê cao chân.
Luyện tập sau khi phục hồi
Khi bàn chân đã lành, bạn không nên chơi thể thao ngay mà kiên trì tập vật lý trị liệu với các động tác sau để đôi chân vững vàng hơn:
Động tác 1: Ngồi trên ghế, nhón gót chân cao nhất có thể rồi đặt xuống hay đặt gót chân cố định, xoay mũi chân sang trái, phải.
Động tác 2: Hai tay chống tường, chân lành khuỵu ra trước, chân đau duỗi ra sau, kéo căng, giữ 30 giây.
Động tác 3: Bong gân mắt cá trong: Đứng ép sát cạnh ngoài bàn chân đau vào chân bàn hoặc cửa, giữ 3 giây. Bong gân mắt cá ngoài: tương tự trên nhưng dùng cạnh trong bàn chân.
Động tác 4: Ngồi xuống nền nhà, duỗi 2 chân, dùng vải hoặc khăn kéo chân, giữ 30 giây. Mỗi động tác, bạn làm 20-30 nhịp/lần, ngày tập 2-3 lần.
Nguyên nhân
Bong gân cổ chân (mắt cá chân) còn gọi là trật sơ-mi, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, miễn là có sự chấn động khiến cổ chân phải chống đỡ theo kiểu xoay lật. Các tình huống thường gặp là chơi thể thao, té ngã, trẹo chân khi đi bộ (đặc biệt khi đi giày cao gót hoặc trên bề mặt không bằng phẳng).
Triệu chứng
Nếu chỉ là bong gân đơn thuần không có tổn thương khác, triệu chứng nhận biết là:
Đau: đặc biệt đau nhiều khi đứng hoặc đi.
Sưng có khi bầm tím ở một hoặc hai bên mắt cá chân.
Cử động hạn chế: không như gãy xương và trật khớp, bạn vẫn cử động bàn chân được, thậm chí nếu bị nhẹ bạn còn đứng và đi được chút ít.
Cách sơ cứuNgay khi bị chấn thương, nếu nghi ngờ tổn thương cổ chân, bạn cũng nên nhớ bốn điều sau đây (nếu có vết thương hở, bạn không làm điều số 2):
- Bất động
- Chườm đá hai mắt cá chân
- Băng ép bằng băng thun, vải và nẹp
- Kê cao chân.
Luyện tập sau khi phục hồi
Khi bàn chân đã lành, bạn không nên chơi thể thao ngay mà kiên trì tập vật lý trị liệu với các động tác sau để đôi chân vững vàng hơn:
Động tác 1: Ngồi trên ghế, nhón gót chân cao nhất có thể rồi đặt xuống hay đặt gót chân cố định, xoay mũi chân sang trái, phải.
Động tác 2: Hai tay chống tường, chân lành khuỵu ra trước, chân đau duỗi ra sau, kéo căng, giữ 30 giây.
Động tác 3: Bong gân mắt cá trong: Đứng ép sát cạnh ngoài bàn chân đau vào chân bàn hoặc cửa, giữ 3 giây. Bong gân mắt cá ngoài: tương tự trên nhưng dùng cạnh trong bàn chân.
Động tác 4: Ngồi xuống nền nhà, duỗi 2 chân, dùng vải hoặc khăn kéo chân, giữ 30 giây. Mỗi động tác, bạn làm 20-30 nhịp/lần, ngày tập 2-3 lần.
Theo BS Huỳnh Kim Dung - Tiếp thị gia đình
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình