Hotline 24/7
08983-08983

Ai nên tầm soát loãng xương?

BS.CK2 Trần Khánh Phương - Giám đốc Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh 2 cho biết, người Việt Nam cũng như người châu Á có trọng lượng và BMI thấp, rất dễ bị loãng xương, do đó độ tuổi tầm soát sẽ lùi lại sớm hơn so với người dân các nước châu Âu, Mỹ.

1. Tầm soát loãng xương để phát hiện và phòng ngừa biến cố đáng tiếc xảy ra

Thưa BS, vì sao chúng ta cần phải tầm soát loãng xương đúng độ tuổi, đúng thời điểm? Việc phát hiện sớm loãng xương góp phần quan trọng ra sao trong điều trị và ngăn chặn các biến cố đáng tiếc ạ?

BS.CK2 Trần Khánh Phương trả lời: Loãng xương hiện đang là một vấn đề lớn vì vấn đề này không có triệu chứng gì đặc biệt cho đến khi xảy ra các biến cố. Vì vậy người bệnh chỉ biết bản thân bị loãng xương khi có biến chứng hoặc tai nạn xảy ra.

Khi có vấn đề xảy ra có thể hiểu loãng xương đã tiến triển từ trước đó khoảng 10 năm. Vì vậy việc tầm soát loãng xương để phát hiện sớm và phòng ngừa các biến cố đáng tiếc xảy ra là một điều đáng quan trọng. Tầm soát sẽ thực hiện đúng nhóm người và ở một độ tuổi đặc biệt để đem lại hiệu quả tốt nhất với chi phí hợp lý nhất.

2. Nhóm người nào cần tầm soát loãng xương sớm?

Tại Việt Nam, độ tuổi loãng xương liệu có khác với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới? Những ai có nguy cơ bị loãng xương cao hơn ạ?

BS.CK2 Trần Khánh Phương trả lời: Hiện nay không có đồng thuận nào khác quốc tế, độ tuổi tầm soát loãng xương sẽ dựa trên hướng dẫn chung của các hiệp hội về xương khớp ở quốc tế.

Tuy nhiên dân số của Việt Nam và châu Á có một số đặc điểm khác với thế giới nên một số điều cần lưu ý. Phần lớn các đồng thuận quốc tế khuyến cáo độ tuổi loãng xương ở phụ nữ cần tầm soát là từ 65 tuổi trở lên; nam giới tầm soát khoảng từ 70 tuổi.

Một số nhóm người có thể bị loãng xương sớm hơn, vì vậy độ tuổi tầm soát có thể lùi lại sớm hơn. Ví dụ như nhóm bệnh nhân có các bệnh nền quan trọng, phải sử dụng các loại thuốc có thể gây loãng xương, do đó cần tầm soát từ 50 tuổi.

Những bệnh nhân có bệnh nền sẵn có sẽ góp phần làm loãng xương nặng hơn hoặc sớm hơn, vì vậy cần tầm soát sớm. Ví dụ một số trường hợp phụ nữ bị mãn kinh sớm từ năm 40 đến trước 45 tuổi, việc này sẽ đẩy nguy cơ loãng xương cao hơn. Vì vậy sau mãn kinh 5-10 năm (trễ nhất là 10 năm) chị em nên tầm soát loãng xương.

Có những bệnh nhân phải xuống các loại thuốc xương khớp, thuốc điều trị hen phế quản… chứa corticoid. Thông thường, nếu uống corticoid trên 3 tháng đã có thể gây nguy cơ loãng xương, vì vậy nhóm bệnh nhân này cần tầm soát loãng xương sớm hơn.

Ở cơ địa của người Việt Nam, cũng như người châu Á nói chung, tỉ trọng cơ thể và BMI thấp do cơ địa của sắc tộc châu Á. Những người có trọng lượng cơ thể thấp có nguy cơ loãng xương nhiều hơn so với sắc tộc người châu Âu hay Mỹ.

Những người có trọng lượng cơ thể thấp cần tầm soát loãng xương sớm hơn, ví dụ như cao khoảng 1m60 nhưng chỉ nặng 40kg.

Bên cạnh đó, nhóm người nghiện rượu hoặc hút thuốc lá lâu năm cũng cần được chú ý vì có sức khỏe xương kém đáng kể so với những người không hút thuốc lá hoặc rượu bia.

Những người có các yếu tố đặc biệt trên có thể rời độ tuổi tầm soát loãng xương xuống bắt đầu từ 50 tuổi.

3. Khuyến cáo người Việt Nam nên tầm soát loãng xương sớm bắt đầu từ 50-60 tuổi

Như vậy, theo BS, bắt đầu từ độ tuổi nào cần tầm soát loãng xương ạ?

- Việc tầm soát loãng xương liệu có khác nhau giữa các độ tuổi không, thưa BS?

BS.CK2 Trần Khánh Phương trả lời: Loãng xương có liên hệ mật thiết với tuổi, mỗi tuổi có độ tầm soát khác nhau. Các đồng thuận quốc tế đều khuyên phụ nữ nên tầm soát loãng xương trễ nhất là 65 tuổi, nam giới cho phép đến 70 tuổi. Theo nghiên cứu, trong độ tuổi này mật độ xương giảm thấp, những thay đổi về nội tiết sẽ làm sức khỏe xương đi xuống. Do đó tầm soát loãng xương ở lứa tuổi này rất cần thiết.

Tuy nhiên ở người Việt Nam và người châu Á có một số đặc điểm như trọng lượng cơ thể và BMI thấp nên rất dễ loãng xương hơn những người khác. Vì vậy khuyến cáo người dân Việt Nam nên tầm soát loãng xương sớm hơn.

Ở những người có bệnh lý đặc biệt, người phải sử dụng thuốc corticoid kéo dài, nghiện rượu, hút thuốc lá, những người có bệnh lý về nội tiết, suy thận, suy thượng thận, cường giáp… có thể cần tầm soát sớm hơn từ tuổi 50.

Ngoài ra, vấn đề tầm soát loãng xương tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng bởi vì đa số thói quen người Việt Nam chỉ đi khám khi có bệnh, nếu người bệnh cảm thấy khỏe, không có triệu chứng gì sẽ rất dễ bỏ sót, không khám bệnh. Vì vậy khuyến cáo người Việt Nam nên đến tầm soát loãng xương sớm bắt đầu từ 50-60 tuổi. Chi phí tầm soát loãng xương tại Việt Nam không quá cao, phù hợp cho một gói khám sức khỏe tổng quát bình thường. 

4. Gói tầm soát loãng xương ở Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh gồm những gì?

- Tại Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh, nếu bệnh nhân đến ở nhiều độ tuổi khác nhau, BS sẽ tư vấn việc tầm soát loãng xương thế nào giữa các trường hợp này ạ? Gói khám tầm soát loãng xương tại PKĐK Ngọc Minh gồm những gì?

BS.CK2 Trần Khánh Phương trả lời: Khi bệnh nhân đến thăm khám sẽ kiểm tra tổng quát toàn bộ cơ thể. Mỗi độ tuổi, mỗi bệnh nhân sẽ có một tổng trạng khác nhau như cân nặng, bệnh lý nền, thuốc đang uống, giới tính…

Để tư vấn chính xác nhất, cần đặt bệnh nhân vào từng hoàn cảnh cụ thể của họ để tầm soát, không có một con số nào cụ thể, đặc biệt, áp dụng chung với tất cả mọi người. Ví dụ như một bệnh nhân 40 tuổi, thường xuyên đau nhức, uống rượu, hút thuốc lá, có nhiều bệnh nền, dùng nhiều loại thuốc hen suyễn… nhóm người này dù đang ở độ tuổi 40 bác sĩ vẫn tầm soát loãng xương cho bệnh nhân.

Ngoài ra có những bệnh nhân lớn tuổi hơn, sức khỏe họ rất tốt, vận động tốt, thể dục đều đặn, chế dộ dinh dưỡng khoa học, cân nặng hợp lý, không có bệnh nền, không dùng thuốc đặc biệt lâu dài… bác sĩ khuyến cáo tầm soát loãng xương đúng độ tuổi (nữ 60-65 tuổi).

Gói tầm soát loãng xương ở Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh, theo tiêu chuẩn vàng trên đồng thuận quốc tế là đo mật độ xương bằng kỹ thuật DEXA (tia đối quang kép). Đây được gọi là tiêu chuẩn vàng để đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi, hai vị trí rất quan trọng trong khám sức khỏe xương.

Tuy nhiên, không phải chẩn đoán loãng xương chỉ dựa vào kết quả đo DEXA, khi bác sĩ khám sức khỏe cho bệnh nhân, ngoài kết quả đo sức khỏe xương, cần đặt bệnh nhân vào hoàn cảnh cụ thể. Thực hiện thêm các xét nghiệm máu khác, hoàn cảnh, nghề nghiệp, thói quen rượu bia, thuốc lá… để chẩn đoán chính xác một tình trạng sức khỏe xương.

Hiện tại, Việt Nam hay thế giới đều đang tiến từ chẩn đoán loãng xương sang tiên lượng nguy cơ gãy xương. Nghĩa là dù bệnh nhân đo loãng xương có kết quả không tệ, tuy nhiên nghề nghiệp của họ cần leo trèo nhiều, cân nặng lớn, thuốc đang dùng… có khả năng tiên lượng nguy cơ gãy xương của bệnh nhân này cao hơn bệnh nhân khác. Từ đó đưa ra các lời khuyên hợp lý, không chỉ dựa vào duy nhất một kết quả để tư vấn đầy đủ cho bệnh nhân. Thông thường gói khám khá tổng quát và toàn bộ để đánh giá sức khỏe xương.

>>> Nhận biết và tầm soát loãng xương để ngăn chặn biến cố xẹp đốt sống, gãy xương

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X