Hotline 24/7
08983-08983

6 chứng bệnh thường gặp vào mùa thu

Vào giữa mùa thu thường là thời điểm phát sinh nhiều bệnh tật. Vậy đó là những bệnh gì và làm thế nào để khỏi mắc?

1. Chứng sầu muộn

Làm thế nào để chống chứng ủ rũ mùa thu? Dưới đây là 6 cách hữu hiệu

- Ngủ ít nhất 8 tiếng/ngày.

- Thường xuyên chạm vào nước- nó giúp "rửa sạch” những cảm xúc tiêu cực. Tắm bằng vòi sen nóng lạnh.

- Chịu khó vận động đi lại, năng lượng của cơ thể sẽ nuôi dưỡng năng lượng tinh thần.

- Thưởng thức bữa ăn ngon, tạm thời quên đi những kiêng kỵ, điều chủ yếu là tăng cường thêm vitamin.

- Tạo ra những sự thay đổi lớn- thay đổi hình ảnh, làm mới tủ quần áo, sắp xếp lại nhà cửa. Thường xuyên giao tiếp với bạn bè, thỉnh thoảng ra quán cà phê hoặc đi ăn ở bên ngoài.

2. Bệnh cảm cúm

Vào các tháng 10, 11 thường phát sinh các loại vi khuẩn và các tác nhân gây cúm. Để phòng tránh có thể uống các thuốc chống virus, cũng có thể phòng bằng cách ăn các loại hạt, đậu đỗ, uống trà thảo mộc, uống các thuốc vitamin.

Đồng thời sẽ có ích nếu tăng lượng calo trong bữa ăn- cơ thể sẽ tiết kiệm được sức mạnh phải dùng và để chống nhiễm trùng.

Có thể bôi thuốc mỡ oxolinic vào bên trong lỗ mũi. Tốt nhất là khi ở ngoài về nhà nên rửa mũi bằng nước muối và xúc họng để rửa sạch virus từ các màng nhầy.

Các loại nước hoa quả ép có thể giúp làm quen với cái lạnh nhanh, có nghĩa là làm cho hệ miễn dịch của mình được khỏe hơn: Nước cốt hoa hồng, nước chanh, nước cam... nhưng nếu bị cao huyết áp thì không nên dùng.

Nếu như không tránh được cảm lạnh thì cũng không nên uống kháng sinh vì nó không có tác dụng đối với virus. Chỉ nên dùng kháng sinh nếu có biến chứng do vi khuẩn và phải theo chỉ định của bác sỹ.

3. Bệnh tim mạch

Các bác sỹ khẳng định: Trong những ngày chuyển mùa thì số người bị nhồi máu cơ tim thường tăng gấp đôi, kể cả nguy cơ đột quỵ cũng tăng. Thế nhưng ở những người khỏe mạnh cũng không hiếm chứng tăng huyết áp, chứng khó thở, tim đập nhanh, sự thay đổi nhiệt độ dễ gây ra những cơn co thắt nhiều ở mạch máu.

Những loại thuốc điều chỉnh sự hoạt động của tim và mạch, huyết áp nên uống sớm hơn để ngăn chặn các cơn phát bệnh, chứ không nên để đến khi bị bệnh mới uống...

4. Bệnh dạ dày

Vào thời kỳ chuyển mùa nên đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng. Phải ăn đúng giờ (điều này là bắt buộc đối với quá trình tiết dịch vị). Điều không kém phần quan trọng hơn là ăn những gì. Nên loại bỏ khoai tây chiên và thịt băm viên, chả cá cũng như thức ăn hun khói, thức ăn quá cay, quá mặn, quá béo, trà và cà phê đặc, sôcôla và tuyệt đối kiêng rượu. Nên ăn các loại thịt không béo và cá bởi cơ thể cần có chất đạm.

Lý tưởng nhất là những món ăn được hầm bằng nồi áp suất, luộc hoặc ninh. Hãy lưu ý đến nhiệt độ thức ăn- tránh ăn món ăn quá nóng hoặc quá lạnh (kể cả kem).

5. Đau nhức xương khớp

Đây là chứng bệnh điển hình theo mùa và không chỉ xảy ra với những người cao tuổi. Bệnh hư xương sụn cũng có thể là nguyên nhân gây đau và hiện nay thì gần như mọi phụ nữ sau tuổi 35 trở lên đều có thể bị bệnh khớp. Độ ẩm cao, độ chênh áp lớn, gió lạnh là những yếu tố “thích hợp” gây chứng đau nhức xương khớp.

6. Dị ứng

Đây là nguy cơ đặc biệt đối với những người bị chứng hen phế quản. Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ và áp suất khí quyển, độ ẩm không khí cao, trời gió lạnh sẽ làm cho tình trạng của người bệnh xấu đi. Để giảm thiểu sự trầm trọng của dị ứng nên theo dõi thời tiết trong những ngày có độ chênh áp, nên giảm khẩu phần ăn xuống ½, loại bỏ cam quýt, đồ ngọt, rượu.

Một điều quan trọng nữa là cần đặc biệt chú ý đến không khí trong nhà thông thoáng, sạch sẽ, mùa thu thường có côn trùng nhiều hơn.

Theo Ngọc Bích - Nông nghiệp Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X