Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh suy giáp có di truyền từ mẹ sang con?

Câu hỏi

Cho em hỏi thêm 1 chút ạ, Tình trạng suy giáp của em trong giai đoạn từ tháng 10 - tháng 12 bình thường, em có theo dõi đều, bác sĩ cũng không cho dùng thuốc. Đến tận đầu tháng 12 (mang thang 29 tuần) thì mới bị suy giáp nhẹ và bác sĩ vẫn chưa cho dùng thuốc. Vậy con em có bị suy giáp không ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Suy giáp khi đang mang thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Suy giáp khi đang mang thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Giai đoạn mang thai bình thường vốn đã diễn ra nhiều biến động trong nồng độ hormon tuyến giáp và các globulin vận chuyển liên quan. Ở tam cá nguyệt thứ ba, nồng độ protein vận chuyển (TBG) tăng cao trong máu, dẫn đến FT3, FT4 (tự do, không gắn với protein) giảm nhẹ là hiện tượng sinh lý khá bình thường. Đó là về lý thuyết, đương nhiên để đánh giá suy giáp khi mang thai cần phải có con số thực tế, đối chiếu với khoảng sinh lý bình thường.

Nếu được bạn vui lòng cung cấp số liệu cụ thể để bác sĩ tư vấn rõ hơn bạn nhé!

Thân mến.


Mời tham khảo thêm:



Suy giáp là khi tuyến giáp không tạo ra đủ hoocmôn để cơ thể hoạt động bình thường. Tuyến giáp là tuyến sẽ kiểm soát mọi mặt của quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Với bệnh suy giáp, việc sản xuất các hoocmôn sẽ bị chậm lại, dẫn tới làm chậm quá trình trao đổi chất gây tăng cân. Suy giáp là một bệnh khá phổ biến, không di truyền, tuy nhiên khi các bà mẹ đang mang thai bị suy giáp thì sẽ để lại rất nhiều di chứng nặng nề.

Mặc dù suy giáp thường nhất ảnh hưởng đến phụ nữ tuổi trung niên và lớn tuổi, nhưng bất cứ ai có thể phát triển, bao gồm cả trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên. Ban đầu, em bé sinh ra không có tuyến giáp hoặc với tuyến giáp không làm việc đúng cách có thể có vài dấu hiệu và triệu chứng. Khi trẻ sơ sinh có vấn đề với suy giáp, có thể bao gồm:

Trong 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormon do tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua nhau thai. Đây là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan nên nếu thai nhi bị thiếu hormon trong thời kỳ này thì sẽ gây biến chứng rất nặng nề.

Suy giáp khiến người mẹ bị tăng huyết áp, còn với thai nhi thì dễ sảy thai, thai chết lưu, đẻ non và đặc biệt là trẻ sinh ra bị đần độn, phát triển trí tuệ kém.

Việc kiểm soát nhằm phát hiện và điều trị kịp thời bệnh suy giáp khi mang thai có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ngoài việc ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, biết trước bệnh suy giáp sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong ở cả mẹ và bé và đảm bảo những đứa trẻ được sinh ra là hoàn toàn khoẻ mạnh về thể chất và trí tuệ. Điều trị càng sớm thì nguy cơ các biến chứng ở cả mẹ và con sẽ càng thấp đi.

Bệnh suy giáp không di truyền từ mẹ sang con, tuy nhiên nếu các bà mẹ đang mang thai mà bị mắc suy giáp thì cũng rất nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X