Hotline 24/7
08983-08983

Mẹ bị suy giáp có ảnh hưởng gì đến em bé không?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Hiện tại em đang mang thai tuần 29. Tháng 1/2018, em có điều trị bệnh Basedow, sau 6 tháng sử dụng thuốc bị suy giáp. Bác sĩ kết luận em bị viêm giáp tự miễn. Từ khi có thai, em vẫn đi khám Nội tiết định kỳ để theo dõi, các chỉ số ổn nên không sử dụng thuốc. Đến đầu tháng 12/2018, trong lần tái khám, chỉ số TF4 giảm dưới mức bình thường 1 chút (qua các tháng TF4 giảm dần) và siêu âm phát hiện có đa nhân thùy giáp trái kích thước tối đa <4mm, Tirads 3 (trước đây siêu âm chưa từng có nhân ạ). Bác sĩ chỉ kết luận theo dõi thêm 1 tháng, nếu TF4 giảm hơn thì sẽ sử dụng thuốc, còn đa nhân thì kệ, sau khi sinh rồi tính. Về nhà tìm hiểu, em mới thấy lo lắng hơn, không biết có ảnh hưởng gì đến em bé không, hay có nguy cơ gì cho thai kì và sau sinh không ạ? Và vì sao trước giờ thùy giáp không có nhân giờ lại đột nhiên có nhân ạ? Tirads 3 mà là ác tính thì có những nguy cơ gì và điều trị ra sao ạ? Vì đang mang thai nên em rất lo lắng, mong sớm nhận được sự giải đáp của bác sĩ!

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Suy giáp khi mang thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Suy giáp khi mang thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Tuyến giáp của thai nhi được hình thành và hoạt động từ tuần thứ 10-12 của thai kỳ do đó trong 3 tháng đầu thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hormone tuyến giáp của mẹ, nếu mẹ bị suy giáp thì con cũng sẽ bị suy giáp.

Trẻ bị suy giáp có thể có những bất thường trầm trọng về sự phát triển trí tuệ và thể chất nếu không được phát hiện và  điều trị kịp thời. Do đó em cần phải theo dõi định kỳ để xem xét khi nào cần điều trị bổ sung hormon cho mẹ và bé.

Về vấn đề bướu giáp TIRADs 3, ít nguy cơ ung thư, cùng với kích thước nhỏ nên cũng chưa cần thiết phải sinh thiết, em có thể siêu âm kiểm tra sau 3 tháng để bác sĩ đánh giá lại em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Tình trạng giảm nồng độ hormone tuyến giáp trong máu sẽ gây ra suy giáp, khi đó, chức năng của tuyến giáp sẽ bị rối loạn không phóng thích ra đủ hormone tuyến giáp. Các nguyên nhân khác bao gồm cắt tuyến giáp, xạ trị, dùng thuốc, bệnh tuyến yên. Bướu cổ, thiếu i-ốt được cho là những nguyên nhân chính gây bệnh suy giáp.

Bệnh viêm giáp Hashimoto, một loại bệnh tự miễn thường xảy ra với tuyến giáp ở phụ nữ mang thai, là một tình trạng viêm mạn tính tuyến giáp. Trong đó, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công tuyến giáp, làm cản trở hoạt động hormone tuyến giáp và gây viêm.

Suy giáp trong thai kỳ thường làm cho phụ nữ mang thai kém năng động, buồn ngủ cả ngày. Tác động của suy giáp bao gồm:

- Thiếu máu;
- Sẩy thai;
- Thai nhi nhẹ cân;
- Thai chết lưu.

Nếu mẹ bầu không kiểm soát bệnh có thể dẫn đến sự phát triển không đầy đủ của não bộ cũng như cả cơ thể thai nhi. Dựa vào các triệu chứng cũng như bảng đánh giá nồng độ TST và T4 trong máu mà bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh.

Điều trị suy giáp trong thai kỳ thường được thực hiện với thyroxin, một loại thuốc có tác động tương tự như hormone T4. Bệnh nhân bị suy giáp cần phải sử dụng i-ốt kèm theo để kéo dài nồng độ thyroxine. Bạn cũng cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X