Phó Giám đốc Y khoa, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn
Bị lạc nội mạc tử cung, hành kinh có ra dịch nhầy kèm huyết, bệnh gì?
Câu hỏi
Xin chào BS, Em năm nay 26 tuổi, sinh mổ được 2 năm. Trước sinh sức khỏe em bình thường nhưng từ sau khi sinh em thường thấy vùng bụng dưới trên xương mu đau tức âm ỉ, ấn tay vào thấy đau nhẹ nhưng rất tức khó chịu. Em đi khám siêu âm thì kết quả bị lạc nội mạc tử cung. Vài tháng trở lại đây thỉnh thoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt em có bị ra dịch nhầy có kèm huyết giống như máu cá, số lượng ít, ra 2-3 ngày, dịch không hôi và em cũng không bị viêm ngứa gì. Xin hỏi BS em bị bệnh gì, có nguy hiểm không? Và em cần xét nghiệm gì? Em định xét nghiệm tầm soát ung thư và hệ tiêu hóa thì em cần khám những gì? Em có tiền sử suy giáp và có tới bệnh viện khám, xét nghiệm, uống thuốc và bệnh cũng đã ổn định, không cần uống 1 năm nay rồi ạ. Nhà em có tiền sử ba em mất do ung thư ruột di căn. Cảm ơn BS nhiều.
Trả lời
Lạc nội mạc tử cung (NMTC) là một tình trạng lành tính do tổ chức NMTC lạc chỗ phát triển ngoài buồng tử cung. Lạc NMTC hay gặp ở buồng trứng và phúc mạc vùng chậu, gây đau bụng kinh và khi giao hợp.
Thỉnh thoảng gặp lạc nội mạc tử cung ở vết cắt tầng sinh môn sau sanh thường và vết mổ thành bụng sau sanh mổ. Nếu dùng thuốc giảm đau mà bệnh không giảm có thể cân nhắc điều trị ngoại khoa cắt bỏ tổn thương. Bạn có thể khám và tư vấn ở bệnh viện sản phụ khoa sau sạch kinh.
Về vấn đề sàng lọc ung thư đường tiêu hóa, mà cụ thể hay gặp nhất là ung thư đại-trực tràng thì tùy thuộc tuổi và nguy cơ ung thư. Không thể dự phòng hoàn toàn được ung thư đại-trực tràng nhưng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách sàng lọc và kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được. Cụ thể có các phương pháp sàng lọc như sau:
+ Đối với người có nguy cơ mắc bệnh trung bình (trên 50 tuổi):
- Nội soi đại tràng sigma ống mềm mỗi 5 năm
- Nội soi đại tràng mỗi 10 năm.
- Chụp cản quang kép dùng thuốc thụt barium mỗi 5 năm.
- Chụp cắt lớp vi tính đại tràng nội soi ảo mỗi 5 năm.
- Xét nghiệm tìm máu tiềm ẩn trong phân hàng năm.
+ Đối với người có nguy cơ cao bị ung thư đại-trực tràng (nên bắt đầu sàng lọc sớm trước 50 tuổi và tiến hành thường xuyên hơn):
- Có tiền sử bị ung thư đại-trực tràng hoặc đa polyp.
- Có tiền sử viêm ruột: vêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
- Có tiền sử gia đình bị ung thư đại-trực tràng hoặc polyp.
- Có tiền sử gia đình bị các hội chứng ung thư đại-trực tràng di truyền: hội chứng đa polyp gia đình hoặc hội chứng Lynch.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình