Hotline 24/7
08983-08983

Viêm phổi sau đột quỵ: Nguyên nhân và cách điều trị?

Viêm phổi là một biến chứng phổ biến của đột quỵ, xảy ra do chứng khó nuốt ở bệnh nhân. Khoảng một nửa số người sau đột quỵ đều có thể gặp phải tình trạng khó nuốt, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp.

Một trong những biến chứng phổ biến nhất sau đột quỵ đó chính là bệnh viêm phổi. Theo ước tính, 1 trong 3 người sống sót sau đột quỵ sẽ bị tình trạng viêm phổi trong quá trình hồi phục của họ.

Viêm phổi xảy ra khi bệnh nhân vô tình hít phải các vật thể lạ (rắn hoặc lỏng) vào đường hô hấp dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng trong phổi. Tuy nhiên, hiện nay đã có một số phương pháp giúp bệnh nhân có thể sử dụng để ngăn ngừa viêm phổi sau đột quỵ.

Và để làm được điều này, bạn cần phải hiểu được nguyên nhân gốc rễ của bệnh viêm phổi do đột quỵ từ đâu mà ra, từ đó mới có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Bài viết dưới đây AloBacsi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.

I. Nguyên nhân gây viêm phổi sau đột quỵ

Nguyên nhân chính của bệnh viêm phổi sau đột quỵ là do chứng khó nuốt.

Khó nuốt có nhiều dạng khác nhau, nhưng hầu hết các bệnh nhân đột quỵ đều gặp phải chứng khó nuốt ở hầu họng. Đây là tình trạng khó điều khiển các cơ ở cổ họng, gây khó khăn cho việc đưa thức ăn và chất lỏng từ miệng vào thực quản.

Mặt khác, nó cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ nghẹt thở và viêm phổi sau đột quỵ. Khi bệnh nhân vô tình hít phải thức ăn hoặc chất lỏng, điều này sẽ gây viêm phổi, khiến bạn khó thở hơn, đặc biệt có thể đưa vi khuẩn vào phổi và gây nhiễm trùng nặng.

Chứng khó nuốt có thể gây viêm phổi ở bệnh nhân sau đột quỵ do hít phải thức ăn vào đường hô hấp.

Tuy nhiên, tình trạng khó nuốt ở mỗi bệnh nhân không giống nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đột quỵ. Một số bệnh nhân đột quỵ vẫn có thể nuốt thức ăn mềm hoặc chất lỏng, trong khi những người khác hoàn toàn không thể nuốt được chúng.

Các triệu chứng khó nuốt có thể bao gồm:

  • Chảy nước dãi
  • Khó kiểm soát lưỡi
  • Không thể ngậm miệng
  • Mắc nghẹn hoặc nôn ói
  • Đau khi nuốt
  • Thức ăn dễ bị trào ngược lên họng, miệng hoặc mũi

II. Dấu hiệu của bệnh viêm phổi sau đột quỵ

Bình thường, ho chính là một phản xạ để bảo vệ cơ thể chống sự xâm nhập của vật lạ từ bên ngoài. Ho giúp cho virus, vi khuẩn hoặc mầm bệnh có thể được tống xuất ra ngoài để đường thở được thông thoáng hơn.

Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân đột quỵ lại bị mất phản xạ ho. Điều này có thể cực kỳ nguy hiểm, bởi khi thức ăn hoặc chất lỏng bị trôi vào đường hô hấp nhưng bệnh nhân lại không cảm nhận và ho được để tống xuất chúng ta ngoài.

Do đó, sẽ gây nên các trường hợp viêm phổi nghiêm trọng sau đột quỵ. Triệu chứng này đôi khi khó nhận thấy, nhưng nếu được phát hiện sớm thì đây chính là chìa khóa để giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả hơn.

ho sau đột quỵHo giúp tống xuất mầm bệnh ra khỏi cơ thể, tuy nhiên ở một số bệnh nhân đột quỵ bị mất phản xạ này gây nên tình trạng viêm phổi nặng

Khi bị viêm phổi có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Đau ngực hoặc ợ chua
  • Sốt
  • Khó thở và mệt mỏi, đặc biệt là khi đang ăn
  • Da tái xanh
  • Ho ra máu, đờm xanh hoặc có mùi hôi
  • Hôi miệng
  • Đổ quá nhiều mồ hôi

Đôi khi người bệnh không xuất hiện các triệu chứng này trong vài giờ và họ có thể không có tất cả các triệu chứng trên. Tuy nhiên, ngay khi bệnh nhân đột quỵ có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, người nhà nên gọi cho bác sĩ ngay.

III. Chẩn đoán và điều trị viêm phổi sau đột quỵ

Khám sức khỏe định kỳ là việc bệnh nhân cần thực hiện nghiêm để giúp chẩn đoán viêm phổi sau đột quỵ. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên những dấu hiệu như giảm luồng khí, nhịp tim nhanh và tiếng ran nổ trong phổi.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm các xét nghiệm để xác nhận của bệnh viêm phổi, chẳng hạn như:

  • Chụp X-quang ngực
  • Xét nghiệm khí máu động mạch
  • Cấy đờm và máu

Các trường hợp viêm phổi nhẹ có thể được điều trị bằng một đợt kháng sinh, nhưng các trường hợp nặng hơn có thể phải nhập viện để theo dõi. Tại bệnh viện, người bệnh có thể được bổ sung oxy và steroid. Trong những trường hợp nhiêm trọng, bệnh nhân có thể cần đến máy thở.

IV. Cách ngăn ngừa viêm phổi sau đột quỵ

cải thiện chứng khó nuốtBệnh nhân nên cần có sự hỗ trợ của bác sĩ vật lí trị liệu để giúp cải thiện chứng khó nuốt của mình

Viêm phổi có thể là một tình trạng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng nhưng nó vẫn có thể phòng tránh được. Cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ viêm phổi sau đột quỵ là điều trị chứng khó nuốt. Nếu bệnh nhân đột quỵ có thể lấy được khả năng nuốt sẽ làm giảm được tình trạng hít thức ăn vào đường hô hấp và ngăn ngừa nhiễm trùng xảy ra.

Sau đây là một số cách để cải thiện kỹ năng nuốt và tránh viêm phổi do đột quỵ:

1. Điều trị với bác sĩ trị liệu ngôn ngữ

Vì các cơ nuốt có liên quan đến cơ quan phát âm, vì vậy bạn cần phải có một bác sĩ vậy lý trị liệu ngôn ngữ để giúp cải thiện chứng khó nuốt. Bác sĩ sẽ thăm khám và đánh giá các tình trạng hiện tại của bạn, chẳng hạn như chức năng ăn nhai, khả năng nuốt, nói chuyện… từ đó mới cho phép thiết kế một chương trình tập luyện phù hợp để giúp bạn phục hồi.

Nếu bạn có thể đáp ứng tốt với hướng dẫn, bác sĩ sẽ tăng dần mức độ khó lên để giúp bạn lấy lại hầu hết các chức năng đã mất. Tuy nhiên, nếu bạn bị suy giảm chức năng nghiêm trọng, bác sĩ trị liệu có thể đề xuất một số chiến lược nhất định để giúp ngăn chặn việc hít phải thức ăn vào đường hô hấp, ví dụ như ăn miếng nhỏ hơn hoặc sử dụng thiết bị hỗ trợ.

2. Sử dụng máy trị liệu bằng giọng nói

Các ứng dụng trị liệu bằng giọng nói sẽ giúp bạn “huấn luyện” lại các cơ vận động miệng. Bạn càng thực hành nhiều bạn sẽ nhanh chóng lấy lại chức năng hơn.

Đây là một cách tốt để bạn thực hành các bài tập trị liệu ngôn ngữ của mình một cách dễ dàng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải luyện tập mỗi ngày mới mong đạt hiệu quả điều trị cao.

3. Sử dụng điện xung trị liệu

Điện xung có thể giúp tăng cường hoạt động của cơ bắp và tăng tốc độ phục hồi vận động. Điều này cũng phù hợp cho cả cử động ở cánh tay và cử động nuốt.

Kích thích điện đối với chứng khó nuốt hoạt động bằng cách sử dụng các xung điện nhẹ vào cơ cổ họng của bạn, kích hoạt các cơ và khuyến khích sự hoạt động của thần kinh.

Cách tốt nhất để sử dụng điện xung là kết hợp nó với các bài tập trị liệu ngôn ngữ. Do đó, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ trị liệu của mình để xác định xem điện xung có phải là một lựa chọn tốt cho bạn hay không. Đừng thử dùng điện xung mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ trị liệu trước.

V. Biện pháp phòng ngừa mắc nghẹn và ngạt thở sau đột quỵ

phòng ngừa mắc nghẹnBệnh nhân đột quỵ nên ăn thức ăn lỏng để dễ nuốt và phòng tình trạng mắc nghẹn.

Liệu pháp ngôn ngữ và kích thích điện là những cách hiệu quả để điều trị chứng khó nuốt và ngăn ngừa viêm phổi sau đột quỵ. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ đòi hỏi sự nỗ lực của bệnh nhân và có thể mất nhiều thời gian mới đạt được hiệu quả.

Sau đây là một số phương pháp mà bệnh nhân đột quỵ có thể áp dụng để giảm nguy cơ nghẹt thở:

Uống chất lỏng đặc: Chất lỏng đặc ví dụ như sữa hoặc sinh tố sẽ trôi xuống chậm hơn chất lỏng loãng, từ đó làm giảm nguy cơ mắc nghẹn.

Ngồi thẳng lưng: Luôn giữ thẳng lưng khi ăn hoặc uống. Như vậy trọng lực có thể giúp thức ăn trôi xuống cổ họng dễ dàng.

Ăn chậm thôi, đừng vội vàng: Bạn hãy dành thời gian để từ từ nhai thức ăn, cố gắng nhai chậm và kỹ rồi nuốt trôi để thức ăn không bị mắc nghẹn ở cổ.

Tránh thức ăn hỗn hợp: Cố gắng tránh các món ăn có nhiều loại thực phẩm khác nhau, chẳng hạn như súp. Điều này rất nguy hiểm đối với bệnh nhân đột quỵ vì có thể gây tình trạng hít sặc.

Những lưu ý trên có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro khi đang cải thiện kỹ năng nuốt của mình. Tuy nhiên, những bệnh nhân khó nuốt nghiêm trọng có thể cần phải tránh hoàn toàn thức ăn rắn và tuân theo chế độ ăn lỏng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X