Hotline 24/7
08983-08983

Viêm mũi dị ứng: Thuốc nào trị tốt, hiệu quả bền bỉ tránh tái phát?

Ở những đô thị có mật độ dân cư cao, khói bụi và chất thải công nghiệp gây ô nhiễm, các tòa nhà văn phòng thì đóng kín mít, máy lạnh chạy suốt ngày đêm, bệnh viêm mũi dị ứng ngày càng phổ biến và dai dẳng. Vậy nên dùng thuốc gì để điều trị hiệu quả, tránh tái phát viêm mũi dị ứng?

1. Viêm mũi dị ứng: Đâu chỉ giảm năng suất học tập, làm việc

Cuộc sống năng động, bận rộn với việc trau dồi kiến thức, phát triển sự nghiệp khiến nhiều người ít có thời gian chăm sóc sức khỏe.

Trong chúng ta, liệu mấy ai sẽ đến bệnh viện khám chỉ vì hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi...? Đây đều là những biểu hiện thường gặp của viêm mũi dị ứng nhưng rất dễ bỏ qua vì nhầm lẫn với các bệnh lý khác, dẫn đến việc điều trị không hiệu quả.

Khi đó, bệnh viêm mũi dị ứng trở nên dai dẳng, các triệu chứng như nhảy mũi, nghẹt mũi, sổ mũi thường xuyên tái phát kèm theo ngứa mũi miệng, ngứa mắt,… Một số trường hợp viêm mũi dị ứng mãn tính có thể gây nên loạn khứu giác (mất mùi) hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi.

Đặc điểm tái phát nhiều lần nên gây tốn kém về thời gian và chi phí điều trị, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, học tập của người bệnh. Theo một thống kê, bệnh nhân viêm mũi dị ứng có mức tăng gấp đôi chi phí thuốc và gấp 1,8 lần số lần khám sức khỏe so với các bệnh nhân khác.

Viêm mũi dị ứng gây phiền toái cho cuộc sống của người bệnh (Ảnh minh họa)

Hơn nữa, các triệu chứng gây phiền toái trong thời gian dài khiến người bệnh rơi vào mệt mỏi, giảm trí nhớ. Trong đó, nghẹt mũi - triệu chứng nổi bật nhất ở viêm mũi dị ứng có liên quan đến rối loạn giấc ngủ, một tình trạng có thể ảnh hưởng sức khỏe tâm thần, bao gồm trầm cảm, lo lắng và lạm dụng rượu.

Không chỉ ảnh hưởng chất lượng sống, viêm mũi dị ứng có những biến chứng phức tạp, rất khó chữa trị như viêm xoang, viêm mũi xoang nhiễm trùng vì ứ đọng dịch tiết, viêm họng - viêm thanh quản do phải thở bằng miệng, viêm tai giữa.

Đặc biệt, viêm mũi dị ứng và hen suyễn có mối liên quan mật thiết với nhau (vì có nguồn gốc dị ứng). Theo thống kê, có 70-90% bệnh nhân hen có kèm theo viêm mũi dị ứng, 20-50% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có hen. Đồng thời, viêm mũi dị ứng làm gia tăng các triệu chứng hen, tăng nguy cơ nhập viện, tăng đợt kịch phát và cấp cứu do hen, làm hen khó kiểm soát. Việc điều trị khi đó càng đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

2. Những phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến

Viêm mũi dị ứng có hai loại, chu kỳ và không chu kỳ. Trong đó, loại có chu kỳ thường xảy ra đột ngột khi giao mùa. Bạn sẽ thấy cay trong mũi, hắt hơi liên tục, thêm vào đó có thể thấy ngứa mũi, cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt. Tiếp đến là chảy nhiều nước mũi trong như nước lã, cảm giác rát ở vòm hầu họng. Các triệu chứng này gây phiền toái liên tục, kéo dài đến vài tuần nếu không được điều trị.

Trong khi đó, viêm mũi dị ứng không có chu kỳ cũng có triệu chứng giống như loại có chu kỳ nhưng khác ở chỗ là bệnh xuất hiện không theo mùa, không phụ thuộc thời tiết, cơn viêm không kịch phát khi tiếp xúc với các dị nguyên như bụi, phấn hoa, hóa chất, lông (chó, mèo, gia cầm), nấm mốc…, chỉ hắt hơi vài cái nhưng nghẹt mũi tăng dần và kéo dài hơn.

Bị viêm mũi dị ứng nên hạn chế nuôi thú cưng, nếu bắt buộc phải nuôi thì không nên cho ngủ cùng (Ảnh minh họa)

Cách điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất là tránh tiếp xúc với các dị nguyên và phòng ngừa không để các triệu chứng xảy ra. Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tế rất khó để tránh hoàn toàn các mối nguy hại. Hiện, vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm viêm mũi dị ứng, nhưng có thể kiềm hãm các triệu chứng của bệnh bằng cách:

Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh của bệnh nhân để kê đơn thuốc làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Các loại thuốc thường được sử dụng điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm antihistamine, thuốc chống xung huyết, corticoid dạng uống/ dạng xịt, thuốc làm bền tế bào mast, anti-cholinergic, kháng leukotrien.

Giải mẫn cảm đặc hiệu: Khi thất bại trong việc kiểm soát môi trường và điều trị bằng thuốc, không dung nạp thuốc hoặc nhiều cơ quan cùng bị tác động của phản ứng dị ứng, bác sĩ sẽ điều trị bằng giải mẫn cảm đặc hiệu cho bệnh nhân.

Sau khi thử test, biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào, người bệnh sẽ được tiêm dưới da hoặc nhỏ dưới lưỡi chất kháng nguyên gây bệnh với nồng độ tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa. Tuy nhiên, phương pháp đòi hỏi thời gian điều trị, theo dõi lâu dài, có thể kéo dài đến 4-5 năm.

Điều trị phẫu thuật: Viêm mũi dị ứng điều trị bằng biện pháp phẫu thuật chỉ định cho những trường hợp bị viêm mũi dị ứng có polyp, thoái hóa cuống mũi, một số bất thường về cấu trúc giải phẫu như lệch vách ngăn, gai vách ngăn,…

3. Sử dụng thuốc Corticoid dạng xịt mũi như thế nào để hiệu quả nhất?

Đối với viêm mũi dị ứng, hầu hết các trường hợp điều trị nhằm mục đích giảm các triệu chứng chính ngứa mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy mũi. Vì vậy, điều trị nội khoa (dùng thuốc) như nhóm corticoid thường là giải pháp ưu tiên.

Trong đó, thuốc corticoid dạng xịt mũi như loại chứa Budesonide,… được dùng bởi giúp giải quyết hiệu quả 4 triệu chứng thường gặp của viêm mũi dị ứng. Quan trọng hơn, corticoid dạng xịt mũi có đặc điểm tác dụng tại chỗ, đi vào toàn thân thấp, nghĩa là khi sử dụng thuốc sẽ chỉ có tác dụng ở mũi, không hấp thu vào máu hoặc rất ít nên an toàn, không gây nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, huyết áp như corticoid dạng uống. Vì vậy, thuốc có thể dùng được cho cả phụ nữ mang thai (nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị).

Hơn nữa, ưu điểm của corticoid dạng xịt mũi còn nằm ở dạng bào chế, thuốc được phun thành những hạt nhỏ với kích thước thích hợp đến trực tiếp niêm mạc mũi nên cho tác dụng mạnh và tức thì. Điều này giúp cho nồng độ một số corticoid như nhóm Budesonide tại mũi luôn ổn định nên tác động kéo dài trong suốt 24 giờ duy nhất 1 lần trong ngày.

Qua các nghiên cứu cho thấy, sử dụng corticoid dạng xịt mũi chứa Budesonide lâu dài ít ảnh hưởng đến cấu trúc tế bào của niêm mạc mũi, ngược lại còn giúp giảm thích thước của khối polyp mũi.

Corticoid dạng xịt mũi như loại chứa Budesonide trở thành lựa chọn đầu tay của người viêm mũi dị ứng nhờ có nhiều ưu điểm (Ảnh minh họa)

Các corticoid có hai loại là kê toa và không cần kê toa, trong đó corticoid dạng xịt mũi chứa Budesonide có thể mua tại các nhà thuốc. Dù vậy, để thuốc đạt hiệu quả tối ưu, hạn chế tái phát viêm mũi dị ứng, bạn cần sử dụng đúng cách.

Thời điểm dùng tốt nhất là vào buổi sáng. Khi xịt thuốc, nên ngồi cúi mặt xuống để thuốc vào mũi được nhiều hơn. Ngoài ra, để thuốc tác dụng vào niêm mạc mũi và xoang thì nên xịt chéo tay (hướng đầu phun ra phía ngoài). Cụ thể, dùng tay phải để xịt vào lỗ mũi bên trái và ngược lại.

Điều quan trọng nhất cần lưu ý đó là không tự ý ngưng thuốc ngay khi đã cải thiện. Nên sử dụng theo hướng dẫn, tối thiểu một tháng, để tránh tái phát triệu chứng hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Hiện nay, trên thế giới, nhiều chuyên gia vẫn khuyến cáo người bệnh tiếp tục sử dụng thuốc sau thời gian 1 tháng, thậm chí là 3 hoặc 6 tháng nếu người bệnh bị viêm mũi dị dai dẳng.

Chương trình này được tài trợ bởi công ty Johnson & Johnson Việt Nam.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X