Hotline 24/7
08983-08983

Ưu và nhược điểm khi điều trị nám da bằng đường bôi, đường uống và thẩm mỹ chuyên sâu

TS.BS Trần Ngọc Ánh -  Nguyên phó chủ nhiệm Bộ môn Da liễu Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM nhận định, nám da là tình trạng “cứng đầu”. Trong các phương pháp điều trị, việc bổ sung hoạt chất từ thiên nhiên qua đường uống bằng các sản phẩm có nghiên cứu chứng minh hiệu quả, an toàn thì gần như không có tác dụng phụ.

1. Đông Nam Á có tỷ lệ bị sạm da cao nhất

Nám da là một vấn đề phổ biến của các chị em, đặc biệt ở Việt Nam. BS có thể chia sẻ, vì sao ở VN, tình trạng nám da lại xuất hiện nhiều như vậy không?

TS.BS Trần Ngọc Ánh trả lời: Nám da (sạm da) là tình trạng tăng sắc tố da. Đây là vấn đề khá phổ biến và là bệnh lý gây rất nhiều khó khăn trong Da liễu. Theo thống kê, tỷ lệ gặp nám da trên toàn thế giới chỉ khoảng 1-2%, tuy nhiên tỷ lệ này khác nhau tùy theo chủng tộc, điều kiện địa lý, khí hậu.

Người ta thấy rằng, ở châu Mỹ latinh, tỷ lệ nám da 9-36%. Đặc biệt ở châu Á, Đông Nam Á tỷ lệ này lên đến 40% dân số có khả năng bị sạm da. Việt Nam nằm trong Đông Nam Á là khu vực có tỷ lệ, xác xuất nám da cao nhất.

Các chương trình liên quan đến làm đẹp như nám da luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo khán thính giả AloBacsi

2. Vì sao phụ nữ chăm sóc da kỹ nhưng vẫn bị nám da?

Khác với đấng mày râu, chị em phụ nữ chúng ta dù chăm sóc da rất nhiều, nhưng vì sao lại vẫn gặp phải tình trạng nám da, thưa BS?

TS.BS Trần Ngọc Ánh trả lời: Tỷ lệ nám da ở phụ nữ gấp 10 lần nam giới. Bởi vì, cấu trúc da của phái đẹp mỏng hơn nam giới, sự bảo vệ của làn da tự nhiên đã thấp hơn, do đó dễ bị tác động bởi các yếu tố gây hại từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là ánh nắng mặt trời.

Thứ hai là quá trình chăm sóc da của chị em phụ nữ, chăm nhiều nhưng liệu có chăm đúng cách. Ngoài ra, lựa chọn sản phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc xuất xứ, tẩy trắng nhanh chóng gây hại cho làn da hoặc bảo vệ làn da chưa đúng cách (sử dụng kem chống nắng 1 lần vào buổi sáng hoặc khi nào nắng mới bảo vệ).

Ba là chế độ dinh dưỡng, không bổ sung những chất chống lão hóa. Quá trình lão hóa vẫn diễn tiến tự nhiên và lão hóa bao giờ cũng sẽ kèm theo sạm da. Vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ và chăm sóc làn da đúng cách, từ bên trong - bên ngoài, trước ánh nắng mặt trời và bổ sung những dưỡng chất hợp lý.

3. Nám da phân loại như thế nào, làm sao phân biệt nám và tàn nhang?

Xin hỏi BS, có những loại nám da nào? Đâu là loại nám mà phụ nữ Việt Nam thường gặp phải, đặc biệt là vùng da mặt?

TS.BS Trần Ngọc Ánh trả lời: Có nhiều cách phân loại, tên gọi, mức độ khác nhau và nhiều hình thái khác nhau của nám như nám mảng, nám đốm, nám chân sâu, đồi mồi, tàn nhang, đốm nâu… có nhiều tên gọi, mức độ khác nhau và nhiều hình thái khác nhau của nám.

Tuy nhiên, về mặt bệnh lý - điều trị, nám được phân loại tùy theo độ sâu của nám trên bề mặt da: nám trên thượng bì và nám bì (nám nông và nám sâu), thể hỗn hợp (vừa bị nám ở thượng bì, vừa bị nám ở bì). Thông thường, tỷ lệ nám hỗ hợp là phổ biến nhất. Trên khuôn mặt, nám có thể xuất hiện nhiều nhất trên các vùng trán, sống mũi, 2 bên má…, màu sắc cũng thay đổi khác nhau từ màu nhạt, vàng, nâu, cà phê đến đậm đen.

Nhiều chị em phụ nữ cũng thường xuyên gặp tình trạng tàn nhang từ độ tuổi khá sớm. Xin hỏi BS, làm thế nào để phân biệt giữa tàn nhang và nám ạ?

TS.BS Trần Ngọc Ánh trả lời: Tàn nhang thường xuất hiện từ nhỏ, trong khi đó nám thường xuất hiện ở tuổi trung niên (thường gặp nhất là ở 40 tuổi). Để phân biệt nám da và tàn nhang có thể dựa vào hình dạng, kích thước, màu sắc của đốm nâu. Nám sạm da thường là mảng có kích thước khá lớn (vài phân), sậm màu, phân bố không đồng nhất trên gương mặt (chỗ to, chỗ nhỏ, kích thước không thống nhất).

Tàn nhang phổ biến trên người có làn da trắng. Màu sắc tàn nhang nhạt, kích thước nhỏ (0,5 phân, đều, tròn) và đặc biệt là thay đổi theo mùa, ví dụ mùa nắng - mùa hè thì đậm hơn, mùa đông nhạt màu hơn. Tàn nhang đôi khi (ngay cả tại các nước châu Âu) người ta cũng không điều trị, xem đó là tình trạng bình thường, còn nám (sạm) da là tình trạng bệnh lý cần phải điều trị.

TS.BS Trần Ngọc Ánh -  Nguyên phó chủ nhiệm Bộ môn Da liễu Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM - vị chuyên gia luôn được các chị em "săn đón" trong lĩnh vực Da liễu, làm đẹp 

4. Nám da tác động tâm lý, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống

Nám da ảnh hưởng tới nào tới sức khỏe, sắc đẹp và tinh thần của chị em phụ nữ, thưa BS?

TS.BS Trần Ngọc Ánh trả lời: Nám ảnh hưởng đến tinh thần, lấy đi sự rạng rỡ của người phụ nữ. Vì vậy, nhiều chị em rất buồn phiền, tự ti, mặc cảm khi gặp tình trạng này. Khi thiếu tự tin cũng dẫn đến việc hạn chế giao tiếp bên ngoài, khó mở lòng, thu hẹp các mỗi quan hệ, ảnh hưởng công việc, cuộc sống, cản trở sự phát triển cá nhân.

5. Những ai dễ bị nám da?

Thưa BS, đâu là những nguyên nhân gây nám da? Ai dễ bị nám da ạ?

TS.BS Trần Ngọc Ánh trả lời: Có nhiều nguyên nhân, yếu tố gây sạm da. Trước tiên là lão hóa tự nhiên. Thứ nữa là, nám da có mối liên hệ với chủng tộc, địa lý, khí hậu. Những nơi có ánh nắng mặt trời nhiều dễ bị nám da nhất. Ánh nắng mặt trời có thể nói là “kẻ thù của làn da”, tăng kích thích sản sinh melanin khiến da bị sạm nếu chúng ta không bảo vệ đúng cách.

Tiếp đến là vấn đề nội tiết. Khác với nam giới, phụ nữ sẽ trải qua những thời kỳ trưởng thành, có kinh nguyệt, mang thai, sau sinh, cho con bú đến tiền mãn kinh, mãn kinh. Qua các giai đoạn, hormone estrogen và progesterone thay đổi, gây ra tình trạng sạm da trầm trọng.

Thứ 4 là sử dụng thuốc. Một trong những loại thuốc dễ gây sạm da nhất là thuốc ngừa thai, thuốc điều trị bệnh lý khác (tâm thần kinh, bệnh ác tính).

Ngoài ra có những trường hợp nám sạm da là do tăng sắc tố sau viêm (mụn trứng cá, vết thương). Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân quan trọng là chăm sóc da không đúng cách (sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc - thành phần - xuất xứ, sản phẩm tẩy trắng da…), bảo vệ da không đúng cách dưới ánh nắng mặt trời.

Gần đây, người ta đã tìm thấy những nguyên nhân khác gây nạm da đó là việc lạm dụng các thiết bị điện tử (laptop, điện thoại, lò vi sóng…). Ánh sáng xanh - ánh sáng năng lượng cao cũng là những yếu tố gây lão hóa và có khả năng gây sạm da. Kể cả khi tiếp xúc với nhiệt (nấu ăn) cũng có khả năng gây sạm da.

Những người có nguy cơ sạm da gồm có: người tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều, không che chắn - bảo vệ làn da; chăm sóc làn da không đúng cách; người có rối loạn nội tiết, bệnh lý…

6. Vì sao nám da “cứng đầu”?

 Xin hỏi BS, tại sao nám da “cứng đầu”, khó thuyên giảm và thường xuyên xuất hiện tình trạng tái đi tái lại vậy như vậy ạ?

TS.BS Trần Ngọc Ánh trả lời: Nám da có thể được xem là một thách thức trong ngành Da liễu không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Bởi vì nám da không phải nằm trên bề mặt da mà có ở tầng sâu, lớp bì, những sắc tố melanin được sản sinh từ lớp bì di chuyển dần lên trên bề mặt da và tạo ra tình trạng tăng sắc tố đậm màu. Nếu chúng ta điều trị trên bề mặt da, loại bỏ những sắc tố đó nhưng không giải quyết, ngăn chặn nguyên nhân gây tăng sản xuất melanin thì sẽ lại xuất hiện mới, làm cho làn da càng trở nên sậm màu.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để ức chế sự sản sinh sắc tố da. Tuy nhiên chưa có một phương pháp nào hoàn hảo, mà cần phải phối hợp nhiều phương pháp. Tình trạng nội tiết, lão hóa là những yếu tố khó lòng ngăn chặn được. Do đó, nám luôn luôn là tình trạng “cứng đầu”.

7. Các phương pháp điều trị nám da gồm những gì?

Những nguyên tắc trong việc chăm sóc da để hỗ trợ giảm nám da như thế nào thưa BS?

TS.BS Trần Ngọc Ánh trả lời: Vì nám da là một thách thức, do đó chúng ta có nhiều phương pháp điều trị.

- Đầu tiên là bôi, thoa, bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời - phương pháp kinh điển, truyền thống.

- Hai là bổ sung các dưỡng chất, hoạt chất hỗ trợ điều trị sạm da, làm trắng sáng da từ bên trong cơ thể. Những hoạt chất này có tác dụng đào thảo sắc tố melanin và thanh lọc cơ thể, làm cho làn da trẻ hơn.

- Ba là thẩm mỹ nội khoa, gồm các phương pháp điều trị được tình trạng sắc tố sâu bên trong da như:

           + Peel da (lột da), loại bỏ những sắc tố trên bề mặt da, có thể peel da hóa chất, hoặc bằng hóa học hoặc peel da bằng laser (loại bỏ lớp da cằn cỗi và chứa nhiều sắc tố melanin trên bề mặt da). Laser được xem là “vũ khí” cải thiện tình trạng sạm da, nám da rất được chú trọng. Đây là tia ánh sáng có cường độ rất cao, với các bước sóng xuyên sâu vào trong da mà không gây tổn thương da. Ánh sáng của tia laser phá vỡ sắc tố melanin thành những mảnh rất nhỏ. Từ đó, theo cơ chế tự đào thải của cơ thể, những mảnh nhỏ của sắc tố melanin được luân chuyển và đi lên trên bề mặt da và đào thải ra ngoài.

            + Tiêm Meso (tiêm những tinh chất điều trị, làm mờ sắc tố) vào sâu hơn vào trong bề mặt da, đến lớp bì để đem lại hiệu quả cao hơn trong điều trị sạm da.

Trên đây là những phương pháp được ứng dụng để điều trị nám (nám nông, nám sâu, nám hỗn hợp). Tùy theo tình trạng mức độ nặng - nhẹ, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể.

8. Ưu và nhược điểm của đường bôi, đường uống, thẩm mỹ chuyên sâu trong điều trị nám

Giữa 3 phương pháp, đường bôi, đường uống và phương pháp thẩm mỹ chuyên sâu, Nhờ BS có thể chia sẻ kĩ hơn về ưu - nhược điểm của từng loại này ạ?

TS.BS Trần Ngọc Ánh trả lời: Đường bôi là phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, phương pháp này không đủ để giải quyết tình trạng sạm nám. Da mặt chúng ta có hàng rào bảo vệ rất vững chắc trước các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Và vô tình hàng rào bảo vệ da ngăn cản không cho hoạt chất trong những sản phẩm bôi/ thoa thấm vào lớp sâu trong bề mặt da để loại bỏ sắc tố. Như vậy, việc bôi/ thoa có thể cải thiện được những sắc tố trên bề mặt da (nám nhẹ, nám nông), nhưng sẽ thẩm thấu, hấp thu kém với những trường hợp còn lại.

Các phương pháp thẩm mỹ nội khoa chuyên sâu (peel da, laser, tiêm chích) sẽ gây đau, bầm, chảy máu, để lại các vết tăng sắc tố sau viêm. Chẳng hạn, laser đúng là điều trị sạm da, nhưng thực tế có những trường hợp, phương pháp này gây sạm da nhiều hơn. Điều này là có, bởi vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: tay nghề của chuyên viên điều trị, laser có đúng bước sóng không; loại laser (trên thị trường có nhiều loại Trung Quốc, Hàn Quốc, châu Âu) dẫn đến mức độ chính xác cũng khác nhau, cường độ của bước sóng cũng khác nhau…

Một bất lợi khác của các phương pháp này đó là chi phí cao. Điều trị sạm da là con đường dài, việc chi phí cao cũng là rảo cản khiến nhiều người khó lòng theo đuổi đủ liệu trình điều trị, khi đó kết quả cũng sẽ không đạt được như ý.

Đối với đường uống, nếu lựa chọn các sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, được công nhận - chứng minh hiệu quả, an toàn trong điều trị nám sạm da, cải thiện cấu trúc da, giúp trẻ hóa da qua các nghiên cứu thì gần như không có tác dụng phụ. Ngược lại, những hoạt chất tổng hợp điều trị sạm nám đường uống như Glutathione, Tranexamic Acid sẽ có một số ít tác dụng phụ có thể gặp phải (rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu, phát ban ngoài da, dễ kích ứng).

Phần 2: Bí quyết chăm sóc da để có làn da khỏe đẹp, giảm sạm nám

Trân trọng cảm ơn TS.BS Trần Ngọc Ánh và Nước nấm đông trùng hạ thảo Hector Collagen Plus - Công ty Cổ phần Lavite đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X