Hotline 24/7
08983-08983

Cùng chuyên gia tim mạch - Bệnh viện Đồng Nai -2 tìm hiểu bệnh huyết khối tĩnh mạch

Huyết khối tĩnh mạch là tình trạng cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch, gây cản trở dòng máu. Tùy theo vị trí tĩnh mạch bị huyết khối mà bệnh nhân có biểu hiện khác nhau. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra cục máu đông trong tĩnh mạch và các triệu chứng của bệnh như thế nào? Cùng Bệnh viện Đồng Nai -2 tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này nhé!

1. Huyết khối tĩnh mạch là gì?huyết khối tĩnh mạch sâu khác gì huyết khối tĩnh mạch nông?

  • Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng cục máu đông xuất hiện ở trong lòng 1 hoặc nhiều tĩnh mạch sâu trong cơ thể, gây tắc 1 phần hoặc hoàn toàn dòng máu trong lòng tĩnh mạch
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu khác vơí huyết khối tĩnh mạch sâu ở vị trí hình thành cục máu đông và mức độ nguy hiểm của bệnh
  • Huyết khối tĩnh mạch nông là tình trạng hình thành huyết khối trong các tĩnh mạch nông bề mặt, kèm theo sự tắc nghẽn lòng mạch và phản ứng viêm dọc theo đường tĩnh mạch bị tắc nghẽn nên còn được gọi là viêm tắc tĩnh mạch nông
  • Huyết khối tĩnh mạch nông thì ít nguy hiểm hơn huyết khối tĩnh mạch sâu

2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?

Các yếu tố nguy cơ gây tăng tỷ lệ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu bao gồm:

  • Tuổi cao: HKTMS có thể xảy ra ở mọi độ tuổi , tuy nhiên người trên 60 tuổi có nguy cơ bị cao hơn
  • Ít vận động: khi không cử động chân trong thời gian dài , cơ bắp chân không hoạt động , khiến máu lưu thông chậm, làm tăng nguy cơ hình thành HKTMS
  • Bị hạn chế lưu lượng máu trong tĩnh mạch do chấn thương hoặc phẫu thuật
  • Đang mang thai hoặc sau sinh
  • Sử dụng thuốc tránh thai
  • Thừa cân , béo phì
  • Hút thuốc lá
  • Các bệnh lý ác tính : ung thư
  • Suy tim
  • Bệnh viêm ruột
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc HKTMS hoặc thuyên tắc phổi

3. Triệu chứng Huyết khổi tĩnh mạch sâu: 

  • Sưng ở vùng vùng bị ảnh hưởng như 1 bên tay hoặc chân ,có thể xuất hiện đột ngột
  • Đau nhức ở chân hoặc tay, cảm giác đau nhức rõ nhất khi người bệnh hoạt động như đứng lâu hoặc đi lại
  • Vùng da bị HKTMS bị đổi màu, sờ vào ấm nóng hơn so với bình thường
  • Phù ở phần xa mắt cá chân
  • Các tĩnh mạch gần bề mặt của vị trí bị HKTMS nổi đậm hơn và lớn hơn bình thường
  • Khi cục máu đông ở các tĩnh mạch sâu trong bụng , có thể có triệu chứng đau bụng; hoặc khi hình thành ở não thì có thể có triệu chứng đau đầu dữ dội, có giật

4. Huyết khối tĩnh mạch sâu có nguy hiểm không?

Mặc dù bản thân huyết khối tĩnh mạch sâu không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cục máu đông có thể bị vỡ ra theo dòng máu về tim, rồi lên phổi gây thuyên tắc phổi có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời

5. Điều trị huyết khối tĩnh mach sâu như thế nào

  • Dùng thuốc: dùng thuốc chống đông để ngăn chặn hình thành cục máu đông mới và ngăn chặn cục máu đông di chuyển
  • Mang vơ áp lực tĩnh mạch : giúp ngăn máu tụ lại ở chân và giảm sưng chân, giúp dòng máu lưu thông tốt hơn, giảm đáng kể triệu chứng
  • Đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ: áp dụng trong trường hợp người bệnh không thể sử dụng thuốc chống đông, bệnh nhân sẽ được chỉ định đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ để ngăn các cục máu đông vỡ ra trôi về tim lên động mạch phổi
  • Can thiệp lấy cục máu đông hoặc truyền tiêu sợi huyết để loại bỏ cục máu đông đó

6. Biện pháp phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu?

  • Tập thói quen vận động, thể dục thể thao, ở người bệnh thì nên vận động sớm theo khả năng tránh bất động lâu dài
  • Ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, giảm cân, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia
  • Mang vớ áp lực tĩnh mạch để máu lưu thông tốt, ngăn ngưà hình thành cục máu đông
  • Trong quá trình điều trị nên tuân thủ lịch hẹn tái khám,dùng thuốc đúng qui định và thông báo cho bác sĩ các bất thường xảy ra trong quá trình điều trị. 

Ngày 15/11, tại Bệnh viện Đồng Nai -2 PGS.TS.BS Phạm Thọ Tuấn Anh - Chủ tịch Hội Phẫu thuật Tim mạch lồng ngực TP.HCM, nguyên Trưởng Khoa Hồi sức Phẫu thuật tim - Bệnh viện Chợ Rẫy..., với hơn 40 năm kinh nghiệm phẫu thuật tim mạch sẽ có buổi chuyển giao chuyên môn, đào tạo tập tập huấn cho các bác sĩ tại Bệnh viện với chủ đề “Chẩn đoán & điều trị Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới và Cấp cứu ngoại khoa Lồng Ngực”. Trong ngày làm việc, PGS.TS.BS Phạm Thọ Tuấn Anh sẽ trực tiếp thăm khám, hội chẩn tại phòng bệnh và đào tạo tập huấn trong buổi hội thảo chuyển giao  cùng cán bộ y bác sĩ Bệnh viện. Việc hợp tác toàn diện với các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực tim mạch, sản khoa, tiết niệu… nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh viện.

Bệnh viện Đồng Nai -2, số 2 Đồng Khởi, Phường Tam Hòa, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.

  • Fanpage Bệnh viện: https://www.facebook.com/benhviendongnai
  • Website bệnh viện: https://benhviendongnai.com.vn/
  • Hotline: 0933 02 9999

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X