Hotline 24/7
08983-08983

Các xét nghiệm kiểm tra tuyến giáp bạn nên biết

Rất nhiều người mắc bệnh tuyến giáp nhưng không được chẩn đoán do bệnh diễn tiến âm thầm trong nhiều năm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy, khi nào cần kiểm tra tuyến giáp để phát hiện bệnh lý? Câu trả lời của BS.CK2 Nguyễn Thị Kim Thy - Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này của cộng đồng.

1. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới

Xin hỏi BS, các vấn đề sức khỏe nào có thể gặp trên tuyến giáp? Các vấn đề này phổ biến ở nam giới hay nữ giới nhiều hơn?

BS.CK2 Nguyễn Thị Kim Thy trả lời: Bệnh lý tuyến giáp là thuật ngữ chỉ tình trạng rối loạn chức năng. Bệnh nhân có thể bị tăng tiết hormone tuyến giáp trong bệnh cường giáp hay giảm tiết hormone tuyến giáp trong bệnh suy giáp.

Ngoài ra cũng có nhóm bệnh không liên quan đến tiết hormone tuyến giáp, chẳng hạn nhân giáp, nang giáp, ung thư tuyến giáp...

Ở phụ nữ, nguy cơ mắc bệnh lý tuyến giáp tăng từ 5 - 8% so với nam giới. Lứa tuổi thường mắc ung thư tuyến giáp là 30 - 60 tuổi.

2. Những trường hợp khuyến khích tầm soát bệnh lý tuyến giáp

Thưa BS, những trường hợp nào cần chủ động kiểm tra tuyến giáp? Tần suất kiểm tra tuyến giáp ở người có triệu chứng và không có triệu chứng, người trẻ và người lớn tuổi có sự khác biệt như thế nào?

BS.CK2 Nguyễn Thị Kim Thy trả lời: Tại Hoa Kỳ, số bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp chiếm 5 - 10% trong dân số. Tại Việt Nam, nhân giáp là bệnh lý thường gặp đứng hàng thứ hai, chỉ sau đái tháo đường.

Chính vì thế, người dân cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh lý tuyến giáp. Một số yếu tố để bác sĩ khuyến khích bệnh nhân kiểm tra tuyến giáp là:

- Tiền căn gia đình có bệnh lý tuyến giáp;

- Bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tuyến giáp;

- Các vấn đề thể trạng: mệt, hồi hộp, sụt cân,...;

- Ho, khó thở, khó nuốt...;

- Có thể sờ thấy nhân giáp vùng tuyến giáp hoặc sưng đau vùng cổ.

Bệnh lý tuyến giáp thường liên quan đến tình trạng tim mạch. Bệnh nhân bị hồi hộp, nhịp tim nhanh cũng cần kiểm tra tuyến giáp.

Bệnh nhân từng phẫu thuật tuyến giáp, có sử dụng các loại thuốc liên quan đến chuyển hóa hormone giáp như amiodaron, nhóm thuốc lithium..., bệnh nhân từng xạ trị vùng đầu mặt cổ nên khám và tầm soát bệnh lý tuyến giáp.

3. Xét nghiệm nào giúp kiểm tra tuyến giáp?

Để kiểm tra tuyến giáp, bệnh nhân cần thăm khám và làm các cận lâm sàng nào? Xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm chuyên sâu gồm những gì, thưa BS?

BS.CK2 Nguyễn Thị Kim Thy trả lời: Để tầm soát bệnh lý tuyến giáp, đầu tiên, bệnh nhân cần được thăm khám bởi một bác sĩ chuyên khoa nội tiết. Xét nghiệm cơ bản cho tất cả bệnh nhân khám tuyến giáp là xét nghiệm TSH. TSH là một hormone của tuyến yên, có thể kích thích tuyến giáp sản xuất hormone giáp.

Tùy vào bệnh cảnh, bệnh nhân có thể làm thêm TF4. Nếu nghi ngờ những rối loạn chức năng tuyến giáp do T3, bệnh nhân có thẻ làm xét nghiệm T3 toàn phần.

Siêu âm tuyến giáp là xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh cần thiết để đánh giá vị trí, kích thước, mật độ, chức năng của tuyến giáp, từ đó mô tả nguy cơ bệnh lý ác tính của tuyến giáp.

Các xét nghiệm chuyên sâu hơn nên thực hiện tùy theo nguyên nhân gợi ý. Xét nghiệm những kháng thể khi bệnh nhân có cường giáp nhưng tuyến giáp không to. Bệnh nhân lâm sàng có cường giáp rõ nhưng không sờ thấy tuyến giáp có thể là xét nghiệm kháng thể TRAb để xác định nguyên nhân cường giáp do bệnh lý Basedow.

Trong bệnh cảnh viêm tuyến giáp, xét nghiệm kháng thể anti TPO hoặc xét nghiệm TG có thể chẩn đoán nguyên nhân có phải do bệnh lý tự miễn.

Chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu như xạ hình tuyến giáp để xác định nhân nóng hay nhân lạnh ở vùng tuyến giáp, xác định bệnh lý đi kèm như bệnh lý tuyến cận giáp. CT và MRI phục vụ chẩn đoán bướu giáp thòng hoặc chẩn đoán độ xâm lấn, chèn ép của tuyến giáp đối với khí quản, thực quản...

4. Không dùng thực phẩm có tính kích thích trước khi kiểm tra tuyến giáp

Bệnh nhân cần lưu ý gì trước, trong và sau khi kiểm tra tuyến giáp, thưa BS?

BS.CK2 Nguyễn Thị Kim Thy trả lời: Hormone tuyến giáp là hormone chuyển hóa, do đó, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh trong những ngày trước khi kiểm tra. Bên cạnh đó, cần phải có chế độ ăn phù hợp, không sử dụng các thực phẩm có tính chất kích thích như nước tăng lực hoặc cà phê vì có thể tăng nhịp tim, làm tăng kích thích lên tuyến giáp. Bệnh nhân cũng không nên thức khuya.

Khi có nghi ngờ bệnh lý tuyến giáp, hạn chế sờ nắn vùng tuyến giáp. Sờ nắn vùng tuyến giáp có thể làm tăng nguy cơ phóng thích hormone giáp. Tuyến giáp đang sưng không thể chịu thêm kích thích.

Đồng thời, bệnh nhân nên báo với bác sĩ về tình trạng dùng thuốc hoặc những bệnh lý nền đang mắc để được tư vấn kỹ hơn.

BS.CK2 Nguyễn Thị Kim Thy - Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh

5. Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh có đầy đủ cơ sở vật chất và nhân lực để khám, điều trị các bệnh lý tuyến giáp

Tại Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh, quy trình kiểm tra sức khỏe tuyến giáp như thế nào?

BS.CK2 Nguyễn Thị Kim Thy trả lời: Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh hoạt động từ năm 2010, là cơ sở y tế chất lượng cao. Quy trình khám bệnh tại phòng khám vô cùng chuyên nghiệp. Cộng đồng có thể đăng ký khám qua tổng đài 1800 8074.

2 tiêu chí đem đến sự thành công của phòng khám là cơ sở vật chất gồm máy móc chẩn đoán và máy móc chẩn đoán hình ảnh hiện đại, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cùng với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia từ các bệnh viện lớn.

Bác sĩ trẻ nhất tại phòng khám chúng tôi đã có thâm niên 10 năm công tác trong lĩnh vực nội tiết. Bệnh nhân có thể yên tâm khi đến Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh để khám và điều trị bệnh lý tuyến giáp cũng như các bệnh lý khác.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X