Hotline 24/7
08983-08983

Ung thư tuyến tiền liệt là mối lo sức khỏe sinh sản ở châu Âu và vai trò của dữ liệu trong thực hành y học

Tại Hội nghị Khoa học Công nghệ Bệnh viện Bình Dân lần thứ 21 (CISE 2025), GS.BS Bernard Malavaud đã nêu bật sự ảnh hưởng của ung thư tuyến tiền liệt đến sức khỏe sinh sản của nam giới tại châu Âu trong bối cảnh tỷ lệ sinh của toàn châu lục đang ở mức báo động, và tầm quan trọng của việc thu thập dữ liệu trong thực hành y khoa, nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị.  

Trong báo cáo chủ đề “Những thách thức trong tiếp cận bệnh lý tiết niệu, nam khoa theo xu hướng 2025 của châu Âu”, GS.BS Bernard Malavaud - Trưởng Khoa Ung bướu Tiết niệu, Viện Đại học Ung thư, Toulouse, Pháp cho biết, mỗi năm tại châu Âu có hơn 300.000 ca ung thư tuyến tiền liệt mới gần 70.000 ca tử vong, đây là những con số đáng báo động.  

Giáo sư thông tin thêm, tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt ở mỗi quốc gia có sự khác nhau, có thể do việc chăm sóc và dịch vụ y tế, hoặc bệnh nhân không được giới hạn trong chẩn đoán sớm. 

 GS.BS Bernard Malavaud - Trưởng Khoa Ung bướu Tiết niệu, Viện Đại học Ung thư, Toulouse, Pháp

Bên cạnh đó, giáo sư Malavaud còn nhận định: "Ung thư tuyến tiền liệt ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản, điều này càng đáng lo khi châu Âu được biết đến là “Lục địa già” với tỷ lệ sinh sản ngày càng giảm. Cụ thể, tỷ lệ sinh trung bình chỉ 1.38 con/phụ nữ, thấp hơn nhiều so với mức 2.1 cần thiết để duy trì dân số”.

Trong khi đó, độ tuổi trung bình của phụ nữ châu Âu sinh con đầu tiên là 29.8 tuổi, một độ tuổi khá muộn, xu hướng sinh con trễ cũng diễn ra ở nam giới. Điều đáng nói là chất lượng tinh trùng của nam giới suy giảm theo tuổi, song bệnh lý tuyến tiền liệt càng khiến khả năng sinh sản bị đe dọa.

Trước tình trạng đáng lo ngại trên, Giáo sư Malavaud cho rằng việc tăng nhận thức cho người dân, chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả là ưu tiên hàng đầu. 

Hiện nay, Liên minh châu Âu đã đưa ra chương trình chống ung thư, trong đó có nhánh riêng dành cho ung thư tuyến tiền liệt. Chương trình hướng đến việc xây dựng nhận thức, có các sáng kiến để phát hiện kịp thời và điều trị hiệu quả cho ung thư tuyến tiền liệt. Chương trình này được hỗ trợ kinh phí bởi Liên minh châu Âu. 

Ngoài ra, để thực hiện tốt việc nâng cao nhận thức cho người dân, chất lượng chẩn đoán, điều trị, giáo sư Malavaud nhấn mạnh vai trò quan trọng của dữ liệu y tế, "Không thể nào thực hành y học tốt nếu không có dữ liệu".

Tại châu Âu, một loạt hệ thống, ứng dụng, hướng dẫn đã được thực hiện. Trong đó có thể kể đến, hệ thống PI-RADS, giúp dự báo tiên lượng cũng như thuật toán đưa ra để ước tính hiệu quả của phương pháp điều trị so với tình trạng bệnh nhân. 

Bộ hướng dẫn chẩn hóa liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt và đã cập nhật phiên bản mới nhất năm 2025. 

Hệ thống ứng dụng do châu Âu phát triển, với các cẩm nang của EEU. Giáo sư thông tin, tại Việt Nam các bác sĩ có thể tải ứng dụng này về điện thoại để tham khảo các hướng dẫn của EEU liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt. 

Một cổng thông tin cung cấp các kiến thức y khoa về tuyến tiền liệt đã được dịch ra 60 ngôn ngữ, hơn 16 triệu lượt tải về mỗi năm. Trong cổng thông tin có đầy đủ các dạng nội dung từ video, posetr, bài viết. 

Giáo sư nhấn mạnh một điều quan trọng là phải tận dụng được các khối óc, tài năng sẵn có. “Trong ngành niệu khoa, những khối óc vĩ đại không chỉ là bác sĩ niệu khoa, bác sĩ ngoại niệu, chúng ta còn cán bộ y tế, điều dưỡng, kỹ thuật viên trị liệu, nhân viên y tế hàng ngày tiếp xúc với bệnh nhân mà để kết nối và lấy được thông tin từ họ”, giáo sư chia sẻ. 

Kết thúc bài chia sẻ, GS Malavaud kêu gọi các bác sĩ Việt Nam cùng hợp tác, xây dựng dữ liệu cho hệ thống về ung thư tuyến tiền liệt. Đồng thời, giáo sư khẳng định: “Không thể nào thực hành y khoa tốt, y học không thể thành công nếu không có thông tin của bệnh nhân, không đủ chất lượng hội chẩn để cùng ra quyết định”.

>> 70 năm Bệnh viện Bình Dân: Hướng đến phát triển nhân lực y tế chất lượng cao, tiên phong trong Ngoại khoa

>> Hai thập kỷ hợp tác y khoa Bỉ - Việt: Từ những ca mổ đầu tiên đến kỳ vọng phát triển phẫu thuật robot tại Việt Nam

>> TURBT - Phẫu thuật “khó nhằn” trong tiết niệu: Khi kinh nghiệm quyết định chất lượng ca mổ
>> Giảm thiểu biến chứng trong tán sỏi thận qua da

Là cái nôi của chuyên ngành ngoại khoa tại TPHCM và các tỉnh thành phía Nam, Bệnh viện Bình Dân có truyền thống thực hiện mô hình viện-trường hiệu quả, góp phần đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao từ năm 1954.

Hội nghị Khoa học Công nghệ Bệnh viện Bình Dân được tổ chức 2 năm một lần, là diễn đàn kết nối các chuyên gia y tế trong nước và quốc tế.

Năm 2025, hội nghị diễn ra trong 2 ngày (4 và 5/4) tại TPHCM với chủ đề “Kết nối chuyên gia Ngoại khoa Quốc tế”, đón nhận những con số ấn tượng: 323 bài báo cáo khoa học trên 42 phiên, hơn 230 nhà khoa học (trong đó có 32 chuyên gia đến từ quốc tế đến từ Mỹ, Pháp, Bỉ, Ý, Hi Lạp, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…là những nhà phẫu thuật, nhà nghiên cứu tác giả sách y khoa hàng đầu thế giới) đến tham gia báo cáo, chia sẻ kinh nghiệm cùng hơn 1.500 đại biểu tham dự là các giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng và các chuyên gia y tế trên cả nước.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X