Hotline 24/7
08983-08983

Triệu chứng Covid 19 mới cần lưu ý - Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán chính xác nhất

Nếu ngày thường khi sốt, ho, đau họng… bạn sẽ nghĩ ngay đến cảm lạnh, nhưng trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 phức tạp, chỉ với bấy nhiêu triệu chứng cũng đủ để bạn hoang mang, lo lắng. Vậy nếu chẳng may mắc COVID-19 bạn sẽ gặp những triệu chứng nào? Làm sao để phân biệt với cảm lạnh, cảm cúm.

Triệu chứng Covid 19 là các biểu hiện đối với những người nhiễm vi rút Corona (Covid-19, Sars-Cov-2) sẽ có triệu chứng thường gặp như sốt, ho,.. hoặc các triệu chứng hiếm gặp hơn như đau đầu, mất bị giác,...Cùng tìm hiểu các triệu chứng đầy đủ qua từng thời điểm khác nhau được chia sẻ từ đội ngũ có chuyên môn dưới đây.

I. Các triệu chứng COVID 19 là gì?

Đối với các trường hợp được xác nhận nhiễm COVID 19, các báo cáo cho thấy các triệu chứng bệnh khá đa dạng từ nhẹ hoặc không có triệu chứng biểu hiện rõ nét nào, cho đến những trường hợp bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Các triệu chứng COVID có thể bao gồm:

1. Ho

2. Sốt (trên 37,5 độ C) hoặc ớn lạnh

3. Đau đầu

4. Đau họng, rát họng

5. Mệt mỏi hoặc chóng mặt khi đứng dậy (choáng váng)

6. Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi

7. Khó thở hoặc hụt hơi

8. Đau ngực, tức ngực

9. Đau mỏi người, đau cơ

10. Đau dạ dày

11. Mất vị giác

12. Mất khứu giác

13. Đau bụng, buồn nôn

14. Tiêu chảy

15. Các triệu chứng tệ hơn khi hoạt động thể chất hay trí não

16. Mất ngủ hay khó ngủ

17. Phát ban

18.Thay đổi tâm trạng

19.Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Nhận biết triệu chứng Covid chính xác nhất

II. Các triệu chứng COVID 19 thường gặp nhất?

1. Sốt (trên 37,5 độ C)

Mặc dù không phải ai mắc COVID-19 đều bị sốt. Nhưng sốt được coi là một trong những dấu hiệu nổi trội để căn cứ sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm. Theo đó, mức độ sốt ở mỗi trường hợp nhiễm bệnh cũng khác nhau.

2. Ho khan, đau họng

Một trong những dấu hiệu điển hình, đặc biệt nghiêm trọng và phổ biến của COVID – 19 là ho khan, có đờm đặc và bọt. Ho do COVID-19 gây ra sẽ không khỏi khi uống thuốc trị ho thông thường.

3. Mệt mỏi

Người mắc COVID-19 thường bị ảnh hưởng sức khoẻ như suy nhược nghiêm trọng, dễ kiệt sức, hay mệt mỏi khi hoạt động thể chất hay trí não.

III. Các triệu chứng của COVID - 19 ít gặp hơn?

Trong một vài trường hợp, người mắc COVID-19 không có các biểu hiện như sốt, cảm lạnh thông thường, nhưng vẫn tồn tại trong cơ thể. Theo đó, người bệnh có thể có những triệu chứng sau:

1.    Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

2.    Chóng mặt

3.    Lú lẫn

4.    Đau bụng

5.    Nổi mẩn da

6.    Đổi màu ngón tay hoặc ngón chân.

IV. Các triệu chứng COVID 19 nghiêm trọng?

Hiện nay, nhiều người đã được tiêm vắc xin nên khi mắc COVID 19 thường sẽ có biểu hiện nhẹ, có thể tự chữa trị và phục hồi tại nhà. Tuy nhiên, độ phủ của vắc xin chưa cao, trong khi khả năng lây nhiễm của các biến thể mới của COVID 19 ngày càng tăng gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khoẻ cộng đồng.

Chính vì vậy, khi có những biểu hiện sau, người dân cần ngay lập tức liên hệ các cơ sở y tế để kịp thời chữa trị, tránh ảnh hưởng nặng đến sức khoẻ sau này.

1.    Khó thở, thở nhanh > 25 lần/phút hoặc SpO2 < 94%

2.    Nhịp tim nhanh > 120 nhịp/phút

3.    Huyết áp tụt, huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg

4.    Đau hoặc tức ngực thường xuyên

5.    Rối loạn ý thức

6.    Không thể thức dậy hay duy trì sự tỉnh táo

7.    Da, móng tay hoặc môi nhợt nhạt, xám hoặc có màu xanh, tuỳ vào tông da.

V. Triệu chứng COVID chủng mới do biến thể Delta có gì khác biệt?

Hiện, các chuyên gia vẫn đang tìm hiểu về biến thể Delta. Nhiều kết quả cho thấy các triệu chứng của biến thể này khá khác so với “bản gốc”.

Các chuyên gia cho biết, người đã tiêm vắc xin COVID-19 khi nhiễm biến thể Delta sẽ có những triệu chứng nhẹ, gần giống với cảm cúm thông thường. Ngược lại, với những ai chưa tiêm vắc xin, bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn.

Cụ thể, phần lớn trong số những ca nhập viện vì COVID 19 chưa tiêm vắc xin tại Mỹ thường dễ phát triển các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, tức ngực hay đau nhức dai dẳng. Đối với bang có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp như Texas, Louisiana hay Arkansas, trẻ em và thanh niên chưa tiêm vắc xin nhập viện nhiều hơn thời điểm khác trong đại dịch.

Theo các nhà nghiên cứu, biến thể Delta có khả năng lây lan gần gấp đôi so với trước đó và dễ dàng như bệnh thuỷ đậu. Virus sau khi tấn công sẽ nhân lên nhanh chóng trong cơ thể, lượng lớn ở mũi và cổ họng.

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Andrew T.Chan, chuyên gia dịch tễ, bác sĩ tại bệnh viện Đa khoa Massachusetts, đối với những người trưởng thành đã tiêm vắc xin, triệu chứng gần như tương tự cảm cúm thông thường.

Trước đây, các triệu chứng như sốt, ho dai dẳng, mất vị giác hoặc khứu giác là những triệu chứng hàng đầu đáng lưu tâm khi nghi mắc COVID 19. Song, đối với biến chủng Delta, đau đầu là triệu chứng phổ biến nhất, sau đó là đau họng, sổ mũi và sốt.

Tháp 5 tầng điều trị bệnh nhân Covid-19 tại TPHCM

VI. Triệu chứng mắc COVID 19 qua từng ngày

Tuỳ theo thể trạng và sức đề kháng của mỗi người mà triệu chứng mắc COVID 19 qua từng ngày cũng khác nhau. Tuy nhiên, những triệu chứng sau đây đều biểu hiện rõ từ 2 - 14 ngày nếu chẳng may mắc COVID 19.

Ngày đầu tiên đến ngày thứ 3: Có dấu hiệu giống bệnh cảm cúm thông thường, biểu hiện viêm họng nhẹ nhưng không sốt, không có cảm giác mệt mỏi. Người bệnh vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường.

Ngày thứ 4: Cổ họng bắt đầu có cảm giác đau, người lờ đờ, mệt mỏi. Xuất hiện các biểu hiện như khan tiếng, nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ, có cảm giác hơi đau đầu. Có thể bị tiêu chảy nhẹ. Đồng thời có cảm giác chán ăn.

Ngày thứ 5: Triệu chứng đau họng và khan tiếng nặng hơn, nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ, cảm giác mệt mỏi, đau nhức cơ hoặc các khớp xương.

Ngày thứ 6: Bắt đầu sốt nhẹ, ho có đờm hoặc ho khan không đờm. Cơ thể mệt mỏi hơn, có cảm giác buồn nôn, tiêu chảy. Cổ họng cũng cảm giác đau nhiều hơn khi nuốt nước bọt hoặc khi ăn, uống nước.

Ngày thứ 7: Người bệnh bắt đầu sốt cao dưới 38 độ, ho và có đờm nhiều hơn. Có triệu chứng khó thở, toàn thân đau nhức hoặc tiêu chảy, nôn ói nhiều.

Ngày thứ 8: Sốt cao trên dưới 38 độ. Cảm giác khó thở, nặng lồng ngực, hơi thở khò khè. Đồng thời ho liên tục, đàm nhiều, có khi tắt tiếng. Cảm thấy đau nhiều ở khớp xương, đau đầu và đau lưng.

Ngày thứ 9: Các triệu chứng như sốt, ho, khó thở… diễn biến nặng nề hơn.

Những người có các triệu chứng này có thể nhiễm COVID 19

VII. Phân biệt triệu chứng COVID 19 với cảm cúm, cảm lạnh thông thường

Do đều là các bệnh do virus gây ra, vì vậy, khi mới mắc bệnh cảm lạnh, cúm mùa và COVID 19 có một vài dấu hiệu tương đồng. Trong mùa dịch COVID 19, mọi người cần có kiến thức để phân biệt dấu hiệu khi nhiễm cảm lạnh, cảm cúm và COVID 19 để biết cách phòng bệnh và tránh hoang mang.

Dưới đây là một số dấu hiệu có thể giúp bạn phân biệt bệnh COVID 19 với cảm cúm, cảm lạnh:

DẤU HIỆU CẢM LẠNH CẢM CÚM COVID-19
Thời điểm Giao mùa thay đổi thời tiết Sốt rõ ràng Có thể có
Sốt Có thể, nhưng sốt nhẹ Sốt rõ ràng Có thể có
Đau cơ toàn thân Không Đau cơ, cơ thể yếu và đau đầu
Đau họng Có, ho nhẹ Thường gặp, ho nhiều
Đau đầu Nhẹ
Viêm phổi hoặc cuống phổi Miễn là không nhiễm trùng do vi khuẩn, virus Có thể có biến chứng Đối với những trường hợp có hệ miễn dịch kém
Khó thở Không Không Tình trạng thiếu oxy, khó thở rõ rệt
Lây từ người này sang người khác Xảy ra khi có sự tiếp xúc quá thường xuyên trong thời gian dài với người nhiễm bệnh Rất dễ lây lan do virus cúm gây ra Thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh
Cách điều trị Sử dụng thuốc hạ sốt và uống nhiều nước là có thể đỡ dần sau vài ngày Điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc thuốc cảm tại nhà Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng

VIII. Những việc cần làm khi có dấu hiệu mắc COVID-19

Phổi là cơ quan bị tổn thương nhiều nhất ở cơ thể người mắc COVID 19 (chiếm 80% thương tổn). Các trường hợp mắc COVID 19 nhẹ có thể không có triệu chứng hoặc sốt nhẹ, mệt mỏi; trường hợp nặng có thể gây viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp ARDS, nguy hiểm hơn dẫn tới suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn và tử vong.

Hiện nay, mới chỉ có vắc xin phòng bệnh như: vắc xin astrazeneca, vắc-xin BioNTech/Pfizer, vắc-xin Moderna,... chưa có thuốc điều trị đặc hiệu COVID-19 và chủ yếu vẫn dựa vào việc nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Vì vậy, mỗi người bệnh khi mắc COVID 19 nên tự thực hiện một số biện pháp sau:

1. Uống đủ nước mỗi ngày:

Công dụng của nước từ lâu đã được nhiều người nhắc đến bởi tác dụng thần kỳ của nó. Đối với người bệnh COVID 19, nước sẽ là dung môi cho tất cả các phản ứng có lợi trong cơ thể, phòng chống suy thận cấp và còn có tác dụng hạ thân nhiệt khi bị sốt. Ngoài ra, nước còn giúp chống rối loạn nước - điện giải, thăng bằng kiềm - toan; làm tăng quá trình chuyển hóa và thải độc của gan; giảm nguy cơ gây đông máu rải rác trong lòng mạch…

Chính vì thế, uống đủ nước mỗi ngày làm tăng khối lượng tuần hoàn, giúp người mắc COVID 19 tăng quá trình trao đổi oxy ở phổi, giảm nguy cơ gây viêm phổi tắc nghẽn do tắc đờm, không bị khô miệng khi nuốt nước bọt.

2. Tập các bài tập hít thở:

Việc tập các bài tập hít thở sâu chậm, thở ra từ từ từng nhịp giúp cho tất cả các phế nang của 2 phổi đều được giãn nở, tránh xẹp phổi. Đồng thời, hoạt động này giúp đào thải bớt lượng khí cặn trong phổi, tăng quá trình trao đổi oxy giữa phế nang và mao mạch. Các bác sĩ khuyên rằng, người dân khi có triệu chứng mắc COVID 19 nên tập các hít thở để có thể sớm chủ động kiểm soát hô hấp khi có dấu hiệu nặng.

3. Súc họng bằng nước muối thường xuyên:

Súc nước muối thường xuyên có tác dụng sát khuẩn và giảm đau họng.

Tuy nhiên, nhiều người thường có quan niệm sai lầm rằng pha nước muối súc họng càng mặn thì sẽ sát trùng, sát khuẩn càng cao. Việc này vô tình sẽ gây tổn thương niêm mạc vùng họng, không những không giúp ích mà còn gây tác dụng ngược như khiến họng khô ráp như không có nước.

Chính vì thế, để tiêu diệt các tác nhân gây viêm và tránh bội nhiễm, tốt nhất người dân nên tìm mua những dung dịch sát khuẩn họng (súc họng hoặc xịt họng) chuyên biệt.

Các dụng dịch này có chứa hoạt chất Povidone-iod, khi tiếp xúc chất bẩn trong miệng, chất i-ốt trong hợp chất povidone-iod được giải phóng từ từ, có tác dụng sát khuẩn, diệt các loại virus, vi khuẩn, đồng thời làm mất mùi hôi. Do đó, khi dùng dung dịch này, sẽ có cảm giác cổ họng được làm sạch, mát và dịu, không gây kích ứng da và niêm mạc.

4. Đeo khẩu trang và tự cách ly:

Ngay khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở, người dân cần đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc giữ khoảng cách với người thân ít nhất 2 mét.

5. Gọi điện thoại đến hotline để được tư vấn:

Khi phát hiện bản thân có những triệu chứng nghi mắc COVID 19, người dân nên gọi điện ngay cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được tư vấn và đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.

6. Lưu ý khi sinh hoạt:

Đặc biệt lưu ý khi ho hoặc hắt hơi, cần che kín mũi, miệng bằng bằng khuỷu tay áo hoặc khăn giấy. Khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng phải thải bỏ vào thùng rác có nắp kín hoặc vào túi và buộc kín miệng.

7. Rửa tay thường xuyên với xà phòng, nước sát khuẩn:

Bộ Y tế cũng khuyến cáo rằng, người mắc COVID 19 cần rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, sau khi thải bỏ khẩu trang, khăn giấy.

8. Sử dụng đồ dùng cá nhân:

Sử dụng riêng đồ dùng các nhân như cốc nước uống, bát đũa, khăn,… sau khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở để ngăn ngừa sự lây nhiễm chéo trong gia đình và những người xung quanh.

Nên ăn gì để tăng sức đề kháng phòng chống dịch Virus Corona?

9. Dinh dưỡng cho người triệu chứng COVID-19

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố then chốt giúp người bệnh COVID 19 có thêm cơ hội vượt qua căn bệnh này. Bởi dinh dưỡng giúp hỗ trợ và cải thiện mạnh mẽ “hàng rào” bảo vệ cơ thể như xây dựng các tế bào miễn dịch, kháng thể,…

Thực tế cho thấy, các bệnh nhân bị suy dinh dưỡng khi mắc COVID 19 đều bị suy giảm tế bào miễn dịch CD4 và CD8. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển nhanh hơn, các triệu chứng cũng trở nên nặng nề hơn.

Chính vì thế, nếu đang trong trường hợp là F0 cách ly tại nhà, người dân cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng để có được sức khoẻ tốt vượt qua căn bệnh này.

Cụ thể, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần những yếu tố sau:

  • Ăn đủ 3 bữa chính (có thể thêm 1 - 3 bữa phụ)

  • Ăn đa dạng thực phẩm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng

  • Uống đủ nước sạch theo nhu cầu cơ thể (từ 2 - 2,5 lít), uống từ từ, từng ngụm nhỏ, ngay cả khi không khát, nên uống nhiều nước trái cây và nước lọc, không nên uống nước ngọt.

  • Chú trọng những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng của cơ thể như vitamin C, kẽm, chất đạm.

Bên cạnh đó, người dân cũng nên hạn chế rượu bia. Trường hợp đang mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ trong máu,… cần tham khảo ý kiến chuyên gia để có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

  • Với những người bị bệnh đái tháo đường, nên giảm các chất bột đường.
  • Với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch hay cao huyết áp, cần tinh giảm lượng muối trong bữa ăn.

Trường hợp người bệnh có nhiều bệnh nền, cần phải dựa vào chỉ số BMI kèm theo những xét nghiệm cận lâm sàng để xác định chế độ ăn cụ thể phù hợp.

Các chuyên gia cũng khuyên rằng, với những người có triệu chứng mất vị giác hoặc mất khứu giác, không nên vì thế mà bỏ bữa ăn bởi việc này sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng. Thay vào đó, có thể chia nhỏ bữa ăn ra, thiết kế những món ăn đa dạng, đầy màu sắc giúp kích thích cảm giác thèm ăn.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể bổ sung thức ăn có vị cay để tăng cảm giác của vị giác. Các chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh nên ăn những món mình thích.

Về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em mắc COVID 19, tùy vào lứa tuổi sẽ những chế độ ăn thích hợp. Với trẻ đang ăn dặm thì nên ăn những thức ăn mềm như cháo, sữa, nui… Trẻ ở độ tuổi lớn hơn có thể dùng thức ăn gần giống như người lớn. Đặc biệt, phụ huynh cần lưu ý đảm bảo cung cấp cho trẻ đủ nước (uống nước đã đun sôi để nguội, bổ sung vitamin C như nước cam, chanh). Trong khẩu phần ăn cũng cần tăng cường rau xanh, trái cây như bơ, chuối, các loại rau lá xanh…

Một vấn đề quan trọng khác là đảm bảo an toàn thực phẩm trong suốt thời gian cách ly tại nhà và cả mùa dịch. Cần chọn nguồn thực phẩm rõ nguồn gốc, nuôi trồng xa khu vực chứa chất thải. Bên cạnh đó, nên tính toán lượng thực phẩm sử dụng để hạn chế việc đi lại mua thực phẩm nhiều lần. Trong sơ chế và chế biến, phải chú ý vệ sinh tay, nên sử dụng trang phục bảo hộ (khẩu trang y tế, găng tay), vệ sinh cẩn thận dụng cụ nấu ăn và ăn uống.

Cập nhật thêm 1 số thông tin liên quan triệu chứng Covid 19 khác cần lưu ý:

Trieu Chung Covid | Triệu chứng Covid 19 | Tình hình Covid hôm nay

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X