Hotline 24/7
08983-08983

Thế nào viêm VA?

"Con tôi 3 tuổi, hay sốt vặt, chảy mũi, ngạt mũi, ngủ hay giật mình. Có người bảo cháu bị viêm VA. Vậy viêm VA là bệnh gì, chữa trị như thế nào?".

VA là tổ chức lympho ở vòm mũi họng. Khi tổ chức này viêm và quá phát thành khối to (gọi là sùi vòm họng) thì sẽ gây cản trở tới việc hít thở không khí. VA phát triển đến 6 tuổi thì hết, cá biệt có thể thấy ở người lớn.

Ở trẻ bị viêm VA, cơ thể phát triển chậm so với lứa tuổi, kém nhanh nhẹn, ăn uống kém, người gầy, da xanh và hay sốt vặt. Trẻ bị ngạt mũi, lúc đầu ngạt ít sau tăng dần. Mũi thường bị viêm, khó thở cả hai bên, tiết nhày và nước mũi chảy thò lò ra cửa mũi. Trẻ ngủ không yên giấc, ngủ ngáy to và hay giật mình. Tai nghe kém và hay bị viêm. Nếu không được điều trị, trẻ thường có bộ mặt VA: da xanh, miệng há, răng vẩu, răng mọc lệch, môi trên bị kéo xếch lên, môi dưới dài thõng, hai mắt mở to, ngây ngô.

Viêm VA có thể gây viêm thanh khí phế quản, có cơn khó thở đột ngột, viêm tai giữa, viêm đường tiêu hóa (đau bụng đi ngoài ra nhày, nước...), cơ thể bị biến dạng (lồng ngực bị dẹp và hẹp bề ngang, lưng cong hoặc gù, bụng ỏng đít teo).

Bạn nên đưa con đi khám để xác định bệnh. Nếu đúng là viêm VA thì điều trị bằng cách nhỏ mũi gomenol 1%, chloromycetin 0,4%. Trường hợp VA quá to gây khó bú hay sốt vặt thì có thể phải nạo.

AloBacsi.vn
Theo TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Sức Khỏe & Đời Sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X