Tẩy trắng răng: Hiểu và áp dụng đúng các cách làm trắng răng, hiệu quả tức thì
Ông bà ta thường nói “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Vì vậy, ngày nay không ít người lựa chọn phương pháp tẩy trắng răng để tự tin hơn khi giao tiếp. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường “vàng thau lẫn lộn” giữa nhiều phương pháp tẩy trắng răng khác nhau. Vậy đâu là giải pháp tối ưu nhất để bạn có hàm răng trắng đẹp, khoe nụ cười rạng rỡ?
Tẩy trắng răng hay làm trắng răng được giới chuyên gia nghiên cứu là cực kỳ an toàn cho sức khỏe răng miệng, không làm hại men răng và cũng không làm thay đổi cấu trúc răng nếu như thực hiện đúng cách.
I. Tẩy trắng răng là gì?
Tẩy trắng răng là phương pháp dùng các chất oxy hóa (Carbamide Peroxide - tẩy trắng tại nhà hoặc Hydrogen Peroxide - tẩy trắng tại phòng nha) cho thấm qua lớp men, khi kết hợp với năng lượng ánh sáng sẽ tạo ra phản ứng oxy hóa cắt đứt các chuỗi phân tử màu trong ngà răng, giúp răng trắng sáng hơn so với màu răng ban đầu mà không làm tổn hại bề mặt răng hay bất kỳ yếu tố nào trong răng.
Tẩy trắng răng được đánh giá là dịch vụ nha khoa được yêu thích
II. Lý do cần tẩy trắng răng
Nhiều người thường lựa chọn phương pháp tẩy trắng răng để tự tin hơn khi giao tiếp. Việc làm trắng răng chủ yếu tập trung vào việc loại bỏ các vết bẩn không thể được bằng cách vệ sinh răng miệng thông thường như đánh răng, dùng chỉ nha khoa.
Có nhiều lý do làm thay đổi màu răng và gây chứng ố vàng, chủ yếu được chia thành 2 nguyên nhân chính sau:
Nhiễm màu trên bề mặt răng do tác nhân bên ngoài:
-
Do sử dụng thực phẩm, đồ uống có màu: Các thực phẩm, đồ uống có màu như cà phê, trà, nước ngọt, socola, trà, cà phê, nước ngọt, rượu vang, cari, sốt cà chua… có thể làm xói mòn men răng, ảnh hưởng vẻ đẹp tự nhiên của cả hàm răng.
-
Hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá lâu năm thường phải sống chung với tình trạng răng ố vàng mất thẩm mỹ. Bởi khi hút thuốc, nhựa thuốc lá kết hợp với lớp màng mỏng trên răng làm răng bị xỉn màu
Răng bị vàng do hút thuốc có tẩy trắng được không?
-
Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách: Đánh răng hay sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong thức ăn thừa bám vào men răng, khiến răng bị sâu và sậm màu hơn.
-
Nước súc miệng: Các nước súc miệng chứa Chlohexidine, Hexetidine có thể làm răng nhiễm màu nếu sử dụng trong thời gian dài.
Men răng bị mòn để lộ lớp ngà bên dưới
Nhiễm màu sâu bên trong cấu trúc răng:
-
Do yếu tố di truyền: Màu răng có thể di truyền trong cấu tạo men răng dày hoặc mỏng. Nếu lớp men càng mỏng, sẽ càng thấy rõ ngà răng vàng bên trong.
-
Do tuổi tác: Theo thời gian, lớp ngoài men răng sẽ dần bị bào mòn. Khi tiếp xúc với nhiều thực phẩm hay đồ uống có màu, tình trạng răng ngả vàng cũng trở nên trầm trọng hơn.
-
Do dư thừa Florua: Răng của chúng ta có thể bị đổi màu trong cấu trúc nếu sử dụng nguồn nước có nồng độ Fluor cao, dùng quá liều kem đánh răng fluoride hoặc bổ sung florua bằng đường uống.
-
Nhiễm kháng sinh Tetracycline: Các hoạt chất có trong kháng sinh Tetracycline có thể khuếch tán vào mô canxi hóa mới hình thành, khiến các muối của nguyên tố màu thấm vào ngà khiến răng bị nhiễm màu. Nếu phụ nữ mang thai, trẻ em trước 7 - 8 tuổi uống thuốc này, răng có thể bị đổi màu trên toàn bộ hàm hoặc chỉ ở một vùng nào đó. Nhiễm màu Tetracycline được chia thành 4 mức độ là: vàng, nâu, xám, tím.
Nhiễm màu Tetracycline được chia thành 4 mức độ là: vàng, nâu, xám, tím
-
Do bệnh nha khoa hiếm gặp: Đó là bệnh sinh men răng bất toàn (amelogenesis).
III. Yêu cầu của quy trình làm trắng răng
Làm trắng răng là một nghiệp vụ liên quan đến nha khoa và chỉ nên được thực hiện bởi nha sĩ hoặc chuyên gia nha khoa được công nhận (chuyên gia vệ sinh nha khoa/ chuyên gia trị liệu nha khoa dựa theo thuốc của bác sĩ).
Do đó, bạn nên cẩn thận và tìm hiểu kỹ các phương pháp làm trắng răng để đảm bảo không làm ảnh hưởng xấu đến răng của mình.
4 Cách làm trắng răng phổ biến nhất hiện nay
IV. Cơ chế tẩy trắng răng
Hiện nay, có 2 cách tẩy trắng răng chính là tẩy trắng răng bên trong và tẩy trắng răng bên ngoài.
-
Tẩy trắng răng bên trong
Tẩy trắng răng bên trong là phương pháp làm trắng răng bằng cách sử dụng các chất oxy hóa như gel hydrogen peroxide (còn gọi là gel làm trắng hoặc thuốc tẩy trắng) kết hợp với năng lượng ánh sáng để tạo ra phản ứng oxy hóa cắt đứt các chuỗi phân tử màu trong ngà răng, giúp răng trắng sáng hơn so với màu răng ban đầu mà không làm tổn hại bề mặt răng hay bất kỳ yếu tố nào trong răng.
Khi phần bên trong của răng được làm trắng, màu sắc phản chiếu qua lớp men răng bên ngoài sẽ nhạt hơn, làm cho răng trông trắng hơn và sáng hơn. Không giống những gì chúng ta thường nghĩ, thuốc tẩy trắng có tác dụng làm sáng màu phần bên trong răng chứ không phải lớp men bên ngoài. Phương pháp thường được sử dụng tại các phòng nha.
-
Tẩy trắng răng bên ngoài
Tẩy trắng răng bên ngoài là loại bỏ mảng bám trên men răng, phần bên ngoài răng. Với cơ chế này, chúng ta có thể loại bỏ các mảng bám hoặc vết ố ở lại sau khi hút thuốc hoặc uống rượu, trà, cà phê… bằng kem đánh răng tẩy trắng hoặc miếng dán trắng răng.
Tuy nhiên, đa số phương pháp làm trắng răng bên ngoài không hoàn toàn an toàn. Một số chất làm trắng nếu sử dụng thường xuyên có thể gây nguy hiểm cho vùng nướu vốn dĩ đã rất nhạy cảm.
Tẩy trắng răng có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không?
V. Tẩy trắng răng có tốt không?
Hiện có nhiều phương pháp làm thay đổi màu sắc của răng, trong đó tẩy trắng răng được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Tẩy trắng răng được nghiên cứu là an toàn cho sức khỏe răng miệng, không làm hại men răng, không làm thay đổi cấu trúc răng nếu thực hiện đúng cách.
Tẩy trắng răng có tốt không sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng. Do đó, nếu có ý định tẩy trắng răng, bạn nên đi khám và điều trị các bệnh về răng miệng như lộ chân răng, sâu răng, răng mọc khấp khểnh hoặc các vấn đề về răng miệng khác.
Để đảm bảo an toàn và đạt kết quả tối ưu, nên tìm đến nha khoa sử dụng thuốc tẩy trắng chính hãng, hệ thống đèn tẩy trắng hiện đại. Trường hợp tẩy trắng tại nhà cũng nên có sự chỉ định và giám sát của bác sĩ nha khoa, tránh tình trạng sử dụng thuốc bên ngoài không rõ nguồn gốc với nồng độ tùy ý, có thể lan xuống nướu, dẫn đến các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng.
Kết quả tẩy trắng răng ở mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng nhiễm màu ban đầu. Độ trắng có thể giảm dần theo thời gian nhưng vẫn trắng hơn màu răng ban đầu.
>>> Tìm hiểu thêm: Tẩy trắng răng có hại gì?
VI. Các phương pháp làm trắng răng hiện nay
1. Tẩy trắng răng bằng miếng dán
Miếng dán trắng răng rất dễ tìm mua, lại dễ dàng sử dụng. Theo đó, chỉ cần dán miếng trắng răng lên 2 hàm và giữ khoảng 30 phút, chúng ta sẽ thấy kết quả răng trắng lên rõ ràng.
Các chuyên gia khuyên rằng, chúng ta cần cần chú ý đến nồng độ Hydrogen peroxide khi mua các sản phẩm miếng dán trắng răng. Cụ thể, chỉ nên sử dụng nồng độ hydrogen peroxide là 45% để tẩy trắng răng trước trong thời gian 1 tiếng, sau đó dùng một dụng cụ chuyên biệt có chứa hydrogen peroxide với nồng độ từ 10 - 15%. Đó chính là nồng độ an toàn của chất tẩy trắng này trong quá trình tẩy trắng răng.
Lợi và hại khi dùng miếng dán trắng răng tức thì là gì?
Tuy nhiên, miếng dán trắng răng có rất nhiều loại, rất khó kiểm soát sự phù hợp với tình trạng răng của mỗi người. Bởi tẩy trắng răng bằng miếng dán có thể dẫn đến tổn thương nướu và làm trắng răng không đều.
Nguy hiểm hơn, người dùng cũng có thể gặp rủi ro mắc ung thư miệng (do thành phần hydrogen peroxide) nếu sử dụng miếng dán trắng răng quá thường xuyên. Mặt khác, nhiều loại miếng dán trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc xuất xứ, nếu sử dụng phải loại này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến men răng và màu sắc của răng.
>>> Tìm hiểu chi tiết: Dùng miếng dán trắng răng: Không cẩn thận mất răng
2. Tẩy trắng răng bằng máng
Sử dụng máng ngậm kèm thuốc tẩy là một trong các phương pháp tẩy trắng răng thông dụng nhất hiện nay, mang lại hiệu quả tương đối cao và tiện lợi. Máng tẩy thông thường có chất liệu là nhựa plastic mềm, trong suốt, được bác sĩ thiết kế phù hợp với cỡ răng của từng người.
Theo đó, sau khi thăm khám răng - hàm của bệnh nhân, nha sĩ sẽ tiến hành lấy dấu cả hai hàm răng để tạo ra một cặp máng bằng plastic vừa khít với răng. Sau đó, nha sĩ sẽ hướng dẫn cách bơm thuốc vào trong máng và cách đeo máng vào răng một cách nhanh chóng và an toàn.
Với mỗi bệnh nhân khác nhau, phương pháp tẩy trắng răng bằng máng sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy vào cơ địa và tình trạng răng của mỗi người. Máng đeo trên răng và thuốc tẩy răng phần lớn đều trong suốt, vì vậy không ảnh hưởng quá nhiều đến thẩm mỹ cũng như quá trình giao tiếp, người sử dụng máng tẩy trắng vẫn có thể vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường. Chúng ta sẽ thấy kết quả thể hiện rõ sau khoảng thời gian từ 2 đến 3 tuần.
Tẩy trắng răng bằng máng có tốt không?
Ưu điểm của phương pháp này là chi phí làm trắng răng rẻ hơn nhiều so với phương pháp tẩy trắng răng tại phòng nha, không hại đến men răng và tiết kiệm thời gian đi đến phòng khám.
Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất là hiệu quả thẩm mỹ kém hơn. Phương pháp này cũng chỉ phù hợp với những trường hợp răng bị sậm màu ở mức độ nhẹ (răng xỉn màu do tuổi tác cao, xỉn màu do các nguyên nhân ngoại lai, răng ố vàng).
Một số trường hợp sử dụng phương pháp tẩy trắng răng bằng máng ngậm không mang lại hiệu quả cao gồm: răng đổi màu do dùng thuốc, nhiễm màu tetracycline từ nhỏ, chấn thương, răng chết tuỷ, răng đã nhuộm đen, răng bị nhiễm Fluor, răng đổi màu do yếu tố nội sinh.
Không có kinh nghiệm căn chỉnh nồng độ thuốc, đeo máng ngậm trắng răng quá lâu,… sẽ khiến men răng bị tổn thương, gây ê nhức và đau buốt cho người sử dụng. Bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều sản phẩm máng được thiết kế dung chung nên có thể sẽ không phù hợp với khuôn răng của nhiều người.
Mặt khác, các sản phẩm như thế cũng được bán đại trà nên rất dễ gặp phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Ngoài ra, sử dụng máng cũng dễ làm tổn thương mô mềm bởi không có dụng cụ cách ly môi, nướu. Nếu dùng nhiều thuốc sẽ bị tràn ra ngoài, khiến môi, lưỡi, nướu bị tổn thương.
3. Tẩy trắng răng Laser
Tẩy trắng răng Laser là sự kết hợp giữa thuốc tẩy trắng và tia Laser ở các bước sóng khác nhau, tạo nên phản ứng hóa làm bẻ gãy các phân tử gây ố vàng và xỉn màu trên răng, trả lại hàm răng trắng sáng và đều màu.
Đây là công nghệ thẩm mỹ răng cao cấp, giúp loại bỏ hết mảng ố vàng chỉ sau 30 phút điều trị. Phương pháp này không làm hư hại đến men răng, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, các mô lân cận quanh răng và rất an toàn cho người sử dụng.
Tẩy trắng răng bằng laser giúp loại bỏ hết mảng ố vàng chỉ sau 30 phút điều trị
Khi đến phòng nha, các nha sĩ sẽ dựa trên mức độ xỉn màu và sự biến đổi màu sắc của men răng để điều chỉnh lượng thuốc tẩy và bước sóng laser thích hợp. Mức độ trắng sáng của răng sau khi tẩy trắng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Quá trình tẩy trắng răng laser thường mất khoảng 20 - 30 phút để sở hữu hàm răng đẹp màu, trắng sáng lên từ 4 - 5 lần.
>>> Xem thêm: Tẩy trắng răng bằng công nghệ laser Whitening có hại không?
Phương pháp tẩy trắng răng Laser tuy an toàn hơn nhưng thường sẽ không cho kết quả như miếng dán trắng răng. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra gây hại cho răng, dẫn đến tình trạng răng lão hóa sớm và nhanh ngả vàng sau khi tẩy trắng. Do đó, người dân nên tham vấn kỹ ý kiến của nha sĩ trước khi thực hiện tẩy trắng để tìm phương pháp tẩy trắng phù hợp nhất.
4. Tẩy trắng răng tự nhiên
Chúng ta có thể tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn nếu thực hiện tẩy trắng răng bằng các nguyên liệu như chanh, trái cây, baking soda hoặc than hoạt tính.
a. Tẩy trắng răng bằng chanh hoặc trái cây có an toàn?
Cách tẩy trắng răng bằng trái cây tuy đơn giản, dễ thực hiện nhưng các nha sĩ không khuyến nghị bạn thực hiện phương pháp này tại nhà. Bởi làm trắng răng bằng cách này mặc dù có công hiệu tẩy mảng bám ố vàng, đục màu trên răng và giúp răng trắng sáng hơn trước nhưng phương pháp này rất khó kiểm soát được tính an toàn khi áp dụng.
Hiệu quả của việc làm trắng răng bằng chanh cũng chỉ mang tính chất tương đối
>>> Điều cần lưu ý: Có nên tẩy trắng răng bằng chanh, dâu tây?
Cụ thể với việc làm trắng răng bằng chanh có rất nhiều nguy cơ đối với răng miệng. Chanh có tính axit cao, nếu sử dụng không tuỳ tiện sẽ khiến răng bị bào mòn, răng ê buốt nghiêm trọng.
Hơn nữa, hiệu quả của việc làm trắng răng bằng chanh cũng chỉ mang tính chất tương đối, nếu răng bị nhiễm màu nặng thì gần như không mang lại hiệu quả dù kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
b. Có nên tẩy trắng răng bằng baking soda?
Bột nở baking soda khi tiếp xúc với nước sẽ nở ra, hỗn hợp giữa nước và bột nở sẽ giúp đánh bay các mảng bám, các vệt ố vàng trên răng giúp ngăn ngừa sự đổi màu của men răng từ các thực phẩm và chống sâu răng hiệu quả.
Bên cạnh đó, baking soda còn có khả năng trung hòa các axit và vi khuẩn gây hôi miệng, giúp hơi thở thơm mát ít nhất 3 giờ đồng hồ sau khi đánh răng. Chính vì vậy nếu như sử dụng với liều lượng hợp lí có thể xem đây là phương pháp an toàn cho quá trình tẩy trắng răng.
Phương pháp tẩy trắng răng bằng nước soda hay baking soda được sự cho phép của bác sĩ nếu như người dân không có thời gian đến nha khoa để thực hiện tẩy trắng răng, chúng ta có thể dùng baking soda kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác để hiệu quả được tăng cao hơn.
>>> Chi tiết: Sử dụng baking soda như thế nào để tẩy trắng răng?
Tẩy trắng răng bằng baking soda có hại không?
Sử dụng baking soda là an toàn nếu chúng ta không lạm dụng quá nhiều vào nó, bởi thực tế đã có không ít trường hợp răng miệng gặp nguy hiểm khi dùng baking soda bởi sự nôn nóng muốn răng trắng sáng nên sử dụng với liều lượng quá nhiều và thực hiện liên tục nhiều lần, điều này hiển nhiên sẽ gây ảnh hưởng đến răng. Bởi tính chất mài mòn và tính axit rất lớn trong baking soda sẽ khiến răng bị mòn, men răng sẽ bị phá vỡ.
Chính vì vậy không nên lạm dụng nhiều quá về việc tẩy trắng răng bằng phương pháp này để đảm bảo an toàn cho răng miệng.
c. Tẩy trắng răng bằng than hoạt tính có tốt không?
Mặc dù có khả năng làm trắng răng nhưng than họa tính cũng có một số tác dụng phụ. Vì thế, người dân nên cẩn trọng khi sử dụng than hoạt tính để làm trắng răng. Một số tác dụng phụ của bột than tre có thể gây tổn hại đến răng như:
-
Làm mòn men răng: Đối với những người có men răng yếu, bị suy thoái nướu răng và chân răng, sử dụng than hoạt tính để tẩy trắng răng có thể gây ra nhạy cảm, ê buốt răng.
-
Tăng độ nhám bề mặt: Than hoạt tính có thể làm tăng độ nhám bề mặt của răng. Vì thế, sau khi tẩy trắng răng bằng than hoạt tính có thể khiến các vụn thức ăn được giữ lại nhiều hơn. Từ đó, hình thành các mảng bám gây hại cho răng.
Tẩy trắng răng bằng than hoạt tính có hiệu quả như lời đồn?
Vì thế, nên cẩn trọng khi sử dụng than hoạt tính để tẩy trắng răng. Đây là phương pháp tưởng chừng như an toàn nhưng lại chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
>>> Lưu ý: Phương pháp tẩy trắng răng tại nhà có an toàn không?
VII. Lưu ý khi làm trắng răng
-
Kết quả tẩy trắng không giống nhau: Hiệu quả làm trắng răng phụ thuộc nhiều vào tình trạng ban đầu của răng. Do đó màu răng sau khi tẩy trắng có thể rất khác so với những người khác.
-
Răng có thể nhạy cảm hơn: Một trong những tác hại của tẩy trắng răng là có thể làm răng nhạy cảm hơn. Đây là một tác dụng phụ phổ biến thường xuất hiện trong 24 giờ sau khi răng tiếp xúc với gel làm trắng.
-
Tẩy trắng răng không có tác dụng mãi mãi: Đa phần răng sau khi tẩy trắng sẽ giữ màu được từ 6 tháng đến 2 năm. Khoảng thời gian này còn phụ thuộc vào độ dính của mảng bám, chế độ ăn uống cũng như lối sống sinh hoạt của chúng ta. Răng bị ngả vàng là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên. Ngoài ra, răng cũng thường xuyên bị mảng bám từ đồ ăn và thức uống hàng ngày. Dù tẩy trắng răng ở đâu hay bằng cách nào thì công dụng của việc tẩy trắng cũng sẽ không thể kéo dài mãi mãi.
>>> Góc chia sẻ: Chi phí tẩy trắng và thời gian sử dụng bao lâu?
VIII. Ai không nên tẩy trắng răng?
Hầu hết mọi người đều có thể tẩy trắng răng, trừ một số trường hợp sau:
-
Phụ nữ mang thai và cho con bú, vì những hoạt chất có trong thuốc tẩy trắng răng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ sau này.
Phụ nữ mang thai không nên tẩy trắng răng vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé
-
Trẻ em chưa đủ 16 tuổi, do thuốc tẩy trắng răng có thể gây kích thích tủy, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn.
-
Người đang mắc bệnh viêm nha chu, răng sâu, mòn cổ răng, hở cổ chân răng, thoái hoá nướu.
-
Người có dấu hiệu dị ứng với thuốc tẩy trắng.
-
Người có răng, nướu nhạy cảm.
-
Người bị nhạy cảm với hydrogen peroxide.
-
Người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Chia sẻ thực tế bạn nên biết trước khi quyết định tẩy trắng răng:
- Video: Bác sĩ tư vấn làm trắng răng an toàn, hiệu quả
- Tẩy trắng răng bằng laser có giảm ê buốt?
- Tẩy trắng răng và làm đẹp da nên dùng muối thường hay muối iod?
- Dùng miếng dán trắng răng: Không cẩn thận mất răng
- Tẩy trắng răng có giữ được lâu dài?
- Lấy cao răng và tẩy trắng răng 2 hàm, làm cùng lúc được không?
- Thuốc tẩy trắng răng liệu có kích ứng niêm mạc miệng?
- Tẩy trắng răng có ảnh hưởng tới sữa mẹ?
- Trong thời gian chỉnh nha có được tẩy trắng răng không AloBacsi?
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình