Hotline 24/7
08983-08983

Sau tuổi 40, bạn chọn tích tiền, tích bạc, hay tích máu đông?

Bước qua ngưỡng tứ tuần là độ tuổi gặt hái quả ngọt của cuộc đời nhưng đây cũng là lúc sức khỏe sụt giảm, với hàng loạt yếu tố nguy cơ gây hình thành cục máu đông, đột quỵ chực chờ. Vì vậy, để sống vui, sống khỏe ở những thập kỷ sau, chăm sóc sức khỏe trở thành ưu tiên hàng đầu.

Đột quỵ gia tăng ở người trẻ, đâu là “thủ phạm”?

Ở tuổi 40, bạn nghĩ rằng còn quá sớm để nghĩ đến đột quỵ? Nhưng bạn có biết, các số liệu cho thấy người bị đột quỵ ở tuổi 40-45 chiếm hơn 30%. Trong đó, 50% người bị đột quỵ sẽ tử vong, 70% số người sống sót cũng không thể trở lại làm việc bình thường.

Các chuyên gia nhiều lần lên tiếng cảnh báo, đột quỵ ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi. Nguyên nhân là bởi lối sống kém lành mạnh như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, làm việc quá sức, stress, thừa cân, lười vận động, chế độ dinh dưỡng nhiều dầu mỡ, chất béo.

Song song đó, khi bước vào thập kỷ thứ tư của cuộc đời, sức khỏe đã bắt đầu có dấu hiệu giảm sút. Các bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, tăng mỡ máu cũng đứng trước nguy cơ trẻ hóa, dần “xuất đầu lộ diện” ở ngưỡng tứ tuần. Đây đều là những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến hình thành cục máu đông, xơ vữa động mạch và kết cục cuối cùng là đột quỵ.

Vì thế, nếu bạn xuất hiện các triệu chứng như xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân, nói ngọng, mất thị lực đột ngột hoặc hai mắt, đau đầu dữ dội… hãy nghĩ ngay đến đột quỵ và gọi cấp cứu.

Các bước sơ cứu ban đầu rất quan trọng, quyết định khả năng sống còn cũng như khả năng phục hồi sau này của người bệnh. Hãy làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế, đồng thời ghi nhớ thời gian xảy ra triệu chứng và các loại thuốc người bệnh đang sử dụng.

Không cạo gió, bấm huyệt, chích lễ, nặn chanh, kể cả việc ăn, uống thuốc vì có thể làm người bệnh hít sặc vào phổi dẫn đến tử vong. Nếu người bệnh có nôn ói, hãy đặt đầu nghiêng và nới rộng quần áo để thông thoáng.

Sau tuổi 40, làm gì để đột quỵ đừng cướp đi cuộc sống, gia đình của bạn?

Điều đáng tiếc là đột quỵ thường đến đột ngột, khi con người đặt giữa “lằn ranh” sinh tử, nếu chậm trễ sẽ không cho bạn một cơ hội ngoảnh lại tạm biệt cuộc sống và gia đình. Do đó, phòng ngừa đột quỵ là điều quan trọng hàng đầu. Sau tuổi 40, bạn cần:

- Quan tâm, thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng thay. Thông qua đó, sẽ phát hiện và ngăn chặn nguy cơ đột quỵ từ sớm.

- Giảm dần thói quen sử dụng thức ăn nhanh, nước ngọt có gas, rượu bia, bỏ thuốc lá. Chế độ ăn ít muối, ăn nhiều trái cây tươi, các loại rau, củ không chứa tinh bột, ít chất béo, giàu chất xơ luôn là lựa chọn tốt.

- Học cách quản lý căng thẳng, cảm giác căng thẳng, buồn rầu bằng một số biện pháp như tập thở sâu, làm vườn, đi bộ, tập yoga, ngồi thiền, làm việc yêu thích, nghe nhạc... Đồng thời, đừng quên tập thể dục, vận động vừa sức.

- Kiểm soát huyết áp, đường huyết, mỡ máu. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, không tự ý ngưng thuốc hoặc ngưng điều trị, tuân thủ hướng dẫn thay đổi lối sống của bác sĩ.

- Đặc biệt, không thể thiếu việc sử dụng những thực phẩm bổ sung cho sức khỏe, nhất là những sản phẩm được khoa học chứng minh có tác dụng làm tan cục máu đông. Điển hình như bộ ba sản phẩm NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice của Dược Hậu Giang với thành phần là đậu tương lên men (Nattokinase enzyme) và men gạo đỏ được cấp dấu chứng nhận JNKA chứng minh chất lượng, hiệu quả tan cục máu đông, giúp tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm nguy cơ tắc mạch, đột quỵ do huyết khối.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X