Cơ xương khớp

Sau phẫu thuật thay khớp háng, bao lâu có thể xuất viện?

Theo dõi trên |
Sau khi phẫu thuật thay khớp háng có thể gặp các biến chứng như huyết khối tĩnh mạch. Đây là biến chứng cực kỳ quan trọng, khá thường gặp và có thể gây tử vong. Vì vậy, ThS.BS.CK2 Mai Duy Linh sẽ chia sẻ cho người bệnh một số lưu ý để tránh các biến chứng và nhanh chóng hồi phục trong bài viết dưới đây.

1. Sau khi phẫu thuật thay khớp háng bao lâu có thể xuất viện?

Thưa BS, ngay sau khi phẫu thuật thay khớp háng, ở tại bệnh viện, người bệnh cần lưu ý những vấn đề nào ạ? Thường, mất bao lâu, bệnh nhân sẽ được xuất viện thưa BS?

ThS.BS.CK2 Mai Duy Linh trả lời: Thay khớp hàng là một đại phẫu và có thể gây mất máu nhiều. Ngoài ra sau khi phẫu thuật xong cần một thời gian tương đối dài để hồi phục hoàn toàn. Chính vì vậy, sau khi thay khớp háng xong trong những ngày đầu nằm viện chúng ta cần lưu ý:

- Chăm sóc vết thương thật tốt để tránh những biến chứng như nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng khớp háng mới thay.

- Tránh các biến chứng khác như huyết khối ở tĩnh mạch, nhồi máu phổi.

- Khi phẫu thuật bác sĩ phải cắt các gân cơ sau đó nối lại, nên khi thuật phẫu thuật xong khớp háng khá lỏng lẻo, dễ dẫn đến tình trạng trật khớp háng. Chính vì vậy chúng ta phải hạn chế cử động khớp háng cho đến khi bác sĩ hoặc nhân viên y tế (đặc biệt là nhân viên y tế phục hồi chức năng) hướng dẫn động tác tập luyện để phục hồi lại chức năng khớp háng.

- Thông thường sau khi thay khớp háng 1 tuần bệnh nhân có thể xuất viện.

2. Yếu tố nào tác động đến thời gian phục hồi sau thay khớp háng?

Việc phục hồi sau phẫu thuật thay khớp háng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chất liệu của khớp háng liệu có liên quan đến thời gian phục hồi sau này?

ThS.BS.CK2 Mai Duy Linh trả lời: Vấn đề phục hồi phụ thuộc vào các yếu tố:

- Bản thân người bệnh: Có những bệnh lý khác đi kèm dẫn đến phục hồi vết thương chậm. Ví dụ những trường hợp bị suy dinh dưỡng, đái tháo đường, xơ gan, suy thận, người có tình trạng suy giảm miễn dịch. Những trường hợp này sẽ dẫn đến việc phục hồi vết thương nói chung sẽ chậm hơn cũng như dễ bị biến chứng nhiễm trùng hơn.

- Khi mổ: Trong cuộc mổ người bệnh có mất nhiều máu, xuất hiện biến chứng đột ngột.

- Bệnh khiến người bệnh phải thay khớp háng: Ví dụ, các bệnh như gãy cổ xương đùi, thoái hóa khớp háng,… sẽ ít ảnh hưởng đến vấn đề phục hồi sau mổ. Tuy nhiên một số bệnh lý, đặc biệt là bệnh lý viêm khớp háng như viêm cột sống dính khớp thường kèm tình trạng viêm và dẫn đến phục hồi khớp háng chậm hơn so với các bệnh lý khác.

3. Tập vật lý trị liệu như thế nào sau thay khớp háng để mau hồi phục?

Tập vật lý trị liệu nên bắt đầu từ thời điểm nào sau khi phẫu thuật thay khớp háng? Người bệnh sẽ được hướng dẫn như thế nào khi ở bệnh viện? Và sau khi về nhà, nên tiếp tục tập luyện ra sao (bài tập, thời gian tập, cường độ tập…)?

ThS.BS.CK2 Mai Duy Linh trả lời: Tập phục hồi chức năng sau khi thay khớp háng là rất quan trọng giúp người bệnh có thể lấy lại hoạt động của khớp háng cũng như hoạt động sinh hoạt, đi lại bình thường.

Ngay ngày hôm sau, sau khi mổ bệnh nhân đã được hướng dẫn để tập luyện. Lúc này các chuyên viên về chức năng sẽ hướng dẫn bệnh nhân những động tác nên tránh. Nên nằm, ngồi như thế nào để tránh các biến chứng như trật khớp háng.

Tập những động tác tránh tình trạng ứ đọng máu ở bàn chân và bắp chân vì sau khi phẫu thuật xong chân sẽ hạn chế vận động, dẫn đến tình trạng huyết khối. Nếu huyết khối di chuyển lên phổi sẽ gây viêm tắc phổi hoặc biến chứng rất nặng có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài ra bác sĩ, chuyên viên phục hồi chức năng sẽ hướng dẫn các động tác để tập và tăng cường cơ, gân dây chằng xung quanh khớp háng, giúp khớp háng cố định.

4. Những biến chứng có thể gặp trong quá trình phục hồi khớp háng?

Các biến chứng có thể gặp phải trong quá trình phục hồi sau thay khớp háng là gì? Làm sao để ngăn chặn các biến chứng này?

ThS.BS.CK2 Mai Duy Linh trả lời: Những biến chứng thường gặp nhất là:

- Biến chứng ở vết mổ: Nếu nhẹ vết mổ sẽ sưng tấy hoặc nặng hơn có thể bị nhiễm trùng vết mổ, chảy dịch, chảy mủ. Tình huống nặng hơn nữa, nhiễm trùng đi vào bên trong khớp và bác sĩ bắt buộc phải mổ lại.

- Huyết khối tĩnh mạch: Đây là biến chứng cực kỳ quan trọng, khá thường gặp và có thể gây tử vong. Có nhiều trường hợp mổ xong 1, 2 ngày sau bệnh nhân tử vong là do vấn đề này. Thường bác sĩ sẽ cho thuốc chống đông và hướng dẫn những động tác co duỗi bàn chân. Đồng thời cho bệnh nhân mang vớ áp lực (vớ sử dụng trong bệnh lý suy tĩnh mạch) để hạn chế tình trạng hình thành huyết khối.


Hồng Yến (ghi) - AloBacsi.vn
Rất hữu ích
Hữu ích
Bình thường

Mới cập nhật

  • gian day chang lung co tu khoi khong va lam cach nao de giam dau

    Giãn dây chằng lưng có tự khỏi không và làm cách nào để giảm đau?

    Giãn dây chằng lưng phổ biến ở người thường xuyên vận động mạnh, khiêng vác nặng. Vậy khi bị giãn dây chằng lưng thì có cách nào chữa lành? Điều gì sẽ xảy ra nếu không phát hiện và điều trị kịp thời? Tất cả sẽ được ThS.BS.CK2 Mai Duy Linh - Giảng viên trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch giải đáp trong bài viết dưới đây.
    15/12/2022 17:52 Cơ xương khớp
  • benh viem cot song dinh khop co chua duoc khong

    Bệnh viêm cột sống dính khớp có chữa được không?

    Nghiên cứu cho thấy nam giới có tỷ lệ viêm cột sống dính khớp gấp 2 - 3 lần so với nữ giới. Vậy, làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ tàn phế do viêm cột sống dính khớp? Liệu có thể chữa khỏi và phòng ngừa bệnh lý này? Tất cả thắc mắc đã được ThS.BS.CK2 Mai Duy Linh - Giảng viên trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch giải đáp trong bài viết sau.
    21/10/2022 15:36 Cơ xương khớp
  • veo co treo co khi nao la do nam sai tu the khi nao la benh ly

    Vẹo cổ - trẹo cổ: Khi nào là do nằm sai tư thế, khi nào là bệnh lý?

    Sau một đêm dài ngon giấc, bỗng nhiên cổ của bạn căng cứng, đau đến mức không cử động được. Tình trạng này khiến bạn gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt, làm việc và học tập. Cần làm gì trong tình huống này? Và khi nào là do nằm sai tư thế, khi nào là bệnh lý? Đón xem chương trình tư vấn cùng ThS.BS.CK2 Mai Duy Linh bạn sẽ có ngay giải pháp cho mình.
    28/09/2022 15:27 Cơ xương khớp