Hotline 24/7
08983-08983

Sau phẫu thuật cắt tử cung thì có hết nguy cơ bị ung thư buồng trứng hay không?

Sau phẫu thuật cắt bỏ tử cung, một phần hoặc toàn bộ buồng trứng sẽ được giữ lại nguyên vẹn, điều đó có nghĩa là bệnh nhân vẫn có khả năng bị ung thư buồng trứng.

Trong phẫu thuật cắt bỏ tử cung, một hoặc cả hai buồng trứng sẽ được giữ nguyên. Bạn nên biết rằng việc cắt bỏ tử cung có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng nhưng ung thư vẫn có thể xảy ra ở vị trí khác.

Ung thư buồng trứng là ung thư phát triển từ các tế bào buồng trứng. Buồng trứng là nơi trứng được sản xuất và là nguồn chính của kích thích tố nữ estrogen và progesterone.

Hầu hết các bệnh ung thư buồng trứng bắt đầu từ các tế bào biểu mô bao phủ bề mặt bên ngoài của buồng trứng. Ung thư cũng có thể phát triển bên trong tế bào mầm sản xuất trứng hoặc trong tế bào mô đệm sản xuất hormone.

Để hiểu hơn về vẫn đề này, hãy theo dõi tiếp các nội dung dưới đây!

I. Các kiểu phẫu thuật cắt tử cung

Phẫu thuật cắt tử cung là biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện khi có các bệnh lý nặng ở vùng tử cung.

phẫu thuật cắt tử cungTùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân bác sĩ sẽ có chỉ định cắt tử cung 1 phần hay toàn bộ

Các kiểu phẫu thuật cắt tử cung bao gồm:

  • Cắt tử cung bán phần: Tử cung bị cắt bỏ nhưng cổ tử cung vẫn còn nguyên vẹn.
  • Cắt tử cung toàn phần: Tử cung và cổ tử cung bị cắt bỏ.
  • Cắt tử cung với cắt vòi trứng hai bên: Tử cung, cổ tử cung và ống dẫn trứng bị cắt bỏ.
  • Cắt tử cung triệt để: Tử cung và cổ tử cung được cắt bỏ cùng với các mô ở hai bên cổ tử cung và phần trên của âm đạo.

Trong tất cả các kiểu phẫu thuật này, buồng trứng được giữ nguyên.

II. Nguy cơ ung thư buồng trứng sau phẫu thuật cắt tử cung?

Phẫu thuật cắt bỏ tử cung (khi buồng trứng được loại bỏ) có thể làm giảm 1/3 nguy cơ ung thư buồng trứng.

Ngược lại, phẫu thuật cắt bỏ tử cung (ngay cả khi buồng trứng được giữ nguyên), thì nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng của bạn cũng sẽ thấp hơn, nhưng vẫn có một số rủi ro. Đó là bởi vì các tế bào buồng trứng có thể di chuyển đến tầng sinh môn, là khu vực giữa âm đạo và hậu môn.

Nếu quá trình di chuyển này xảy ra trước khi buồng trứng bị loại bỏ, những tế bào buồng trứng còn lại có thể trở thành ung thư. Và nếu có, nó vẫn được coi là ung thư buồng trứng ngay cả khi buồng trứng bị cắt bỏ trước khi ung thư phát triển.

Ung thư cũng có thể phát triển từ các tế bào trong phúc mạc, mô lót thành bụng của bạn. Mặc dù đây không phải là ung thư buồng trứng, nhưng nó hoạt động giống như ung thư buồng trứng và được điều trị tương tự.

III. Làm gì để ngăn ngừa ung thư buồng trứng?

Đối với người có yếu tố di truyền để phát triển ung thư buồng trứng thì nên xem xét áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Cụ thể, đó là cắt bỏ buồng trứng của bạn, nó được gọi là phẫu thuật cắt buồng trứng hai bên dự phòng.

Tuy không có buồng trứng, bạn vẫn có khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng, nhưng nguy cơ của bạn thấp hơn đáng kể.

Đối với người mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng giảm nguy cơ có thể làm giảm 85 - 90% nguy cơ ung thư buồng trứng, ống dẫn trứng và ung thư phúc mạc.

Phụ nữ mang những gen này cũng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn, vì vậy việc cắt bỏ buồng trứng trước khi mãn kinh cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú dương tính với hormone.

Triệu chứng ung thư buồng trứngTriệu chứng ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện

IV. Các triệu chứng và chẩn đoán ung thư buồng trứng

Dù bạn đã cắt tử cung nhưng lời khuyên tốt nhất là vẫn nên đi khám định kỳ. Điều này cũng giúp tầm soát được nguy cơ mắc ung thư buồng trứng sớm hơn.

Các dấu hiệu của ung thư buồng trứng thoạt đầu có vẻ khá mơ hồ và nhẹ. Tuy nhiên, khi xuất hiện triệu chứng chúng có thể bao gồm:

  • Chướng bụng và khó chịu
  • Ăn nhanh có cảm giác no
  • Sút cân không rõ nguyên nhân
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Mệt mỏi
  • Ợ chua hoặc đau bụng
  • Đau lưng
  • Đau khi giao hợp
  • Táo bón

Khi có các triệu chứng trên bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt vì những người được chẩn đoán và điều trị trong giai đoạn đầu có tiên lượng tốt hơn.

Ngoài ra, ung thư buồng trứng cũng có thể được phát hiện thông qua việc khám vùng chậu, vì không phải lúc nào bạn cũng có thể cảm nhận được các khối u nhỏ trong vùng chậu của mình.

Các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm qua âm đạo hoặc MRI có thể giúp phát hiện các khối u. Xét nghiệm máu tìm kháng nguyên liên quan đến khối u CA-125 cũng rất hữu ích.

Tuy nhiên, cách duy nhất để xác định chẩn đoán ung thư buồng trứng là sinh thiết buồng trứng hoặc các mô nghi ngờ khác.

V. Tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng hiện nay

Ung thư buồng trứng là một dạng ung thư tương đối hiếm gặp. Tuy nhiên, bạn sẽ có nguy cơ này cao hơn nếu bạn mang một số đột biến gen nhất định hoặc di truyền.

Trong khoảng 30% phụ nữ có đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 sẽ bị ung thư buồng trứng ở tuổi 70.

Tỷ lệ sống sót tương đối trong 5 năm đối với tất cả các giai đoạn của ung thư buồng trứng biểu mô, loại phổ biến nhất, là 47% . Khi được chẩn đoán và điều trị trong giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sót sau 5 năm tương đối cao là 92%.

Nhưng thông thường, chỉ có khoảng 20% trường hợp ung thư buồng trứng được phát hiện ở giai đoạn đầu. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là bạn phải nhận biết sớm được các triệu chứng của ung thư buồng trứng và tìm gặp bác sĩ càng nhanh càng tốt.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X