Phụ nữ dễ bị gãy xương sau tuổi mãn kinh
Nghiêm trọng nhất là gãy xương hông, gián tiếp làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh khác, tăng đột biến tỷ lệ tử vong.
Từ 60 tuổi trở đi, 50% phụ nữ có nguy cơ bị gãy xương.
Loãng xương (LX) là bệnh của toàn khung xương, xương giảm khối lượng và hư hỏng vi cấu trúc, gây yếu xương và gãy xương. Với những trường hợp LX nặng, nguy cơ gãy xương tái phát rất cao, cần phải được điều trị tích cực với thuốc chống LX. Đây là căn bệnh thầm lặng, đang trở thành gánh nặng cho ngân sách y tế của mọi quốc gia.
Nhận dạng nguy cơ gãy xương
Từ 60 tuổi trở đi, 50% phụ nữ sẽ có nguy cơ bị gãy xương. Tuổi thọ càng gia tăng, số người cao tuổi có nguy cơ gãy xương càng nhiều.
Mật độ xương là yếu tố quan trọng nhất. Người có mật độ xương thấp dễ gãy xương hơn người có mật độ xương cao. Những yếu tố khác làm tăng nguy cơ gãy xương là té ngã, dùng những thuốc làm tổn hại đến sự chuyển hóa của xương. Ngày nay y học hướng đến điều trị dự phòng, nghĩa là tiên liệu nguy cơ gãy xương và điều trị dựa vào mức độ nguy cơ này.
Làm sao để nhận dạng người có nguy cơ gãy xương cao để điều trị dự phòng? Có nhiều mô hình tiên đoán gãy xương, trong khuôn khổ của bài viết này chúng tôi xin giới thiệu mô hình của giáo sư NGUYỄN và cộng sự (GS Nguyễn Văn Tuấn, ĐH Garvan, Úc).
Mô hình NGUYỄN dựa vào giới tính, tuổi, tiền sử gãy xương, mật độ xương và số lần té ngã trong 12 tháng qua để tiên đoán gãy xương trong 5 và 10 năm sau. Ưu điểm của mô hình là giúp bác sĩ và bệnh nhân tự đánh giá xác suất bị gãy xương của từng người. Từ đó, giúp can thiệp đúng và tư vấn thích hợp.
Mô hình NGUYỄN có thể tìm thấy trên trang web www.fractureriskcalculator.com. Nhập các dữ liệu theo 5 yếu tố nguy cơ, mô hình tự động tính ra nguy cơ gãy xương trong 5 và 10 năm sau.
Thí dụ, một bệnh nhân nữ 78 tuổi bị đau nhức hông đùi bên trái kéo dài, từng bị gãy cổ tay phải cách đây hai năm; hình ảnh Xquang cho thấy tình trạng LX nặng, không bị gãy xương hay hoại tử xương khu trú. Đo mật độ xương, chỉ số T score là -3. Theo mô hình NGUYỄN, nguy cơ gãy xương hông của bà sau 5 năm là 14,1%, sau 10 năm 26,2%; nguy cơ gãy xương bất kỳ là 26,5% sau 5 năm, 48,3% sau 10 năm
.
Điều trị loãng xương sau mãn kinh
Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý: Ngoài thịt cá, rau củ quả cũng là nguồn cung cấp nhiều chất khoáng cần thiết cho xương.
Tập luyện, phòng ngừa té ngã: Nếu người lớn tuổi thường xuyên vận động, nguy cơ té ngã sẽ giảm rõ rệt. Những bài tập thế cân bằng và luyện tập dùng sức sẽ giúp giảm nguy cơ té ngã ở người già. Lưu ý việc luyện tập phải phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Canxi và vitamin D: Để duy trì mật độ khoáng xương, cần uống canxi (1200mg/ngày) và vitamin D (800UI/ngày). Chỉ với canxi và vitamin D có thể giảm 12% gãy xương ở phụ nữ sau tuổi 50.
Thuốc chống LX: khi T score < -2,5 và hoặc gãy xương là có chỉ định dùng thuốc chống LX. Loại được dùng nhiều hiện nay là nhóm biphosphonates - tên thương mại là Fosamax (alendronate), Actonel (risedronate). Tác dụng cải thiện xương của alendronate kéo dài trong 10 năm. Khi dùng alendronate, người bệnh cần được hướng dẫn cách uống để tránh tác dụng phụ của thuốc.
Loãng xương (LX) là bệnh của toàn khung xương, xương giảm khối lượng và hư hỏng vi cấu trúc, gây yếu xương và gãy xương. Với những trường hợp LX nặng, nguy cơ gãy xương tái phát rất cao, cần phải được điều trị tích cực với thuốc chống LX. Đây là căn bệnh thầm lặng, đang trở thành gánh nặng cho ngân sách y tế của mọi quốc gia.
Nhận dạng nguy cơ gãy xương
Từ 60 tuổi trở đi, 50% phụ nữ sẽ có nguy cơ bị gãy xương. Tuổi thọ càng gia tăng, số người cao tuổi có nguy cơ gãy xương càng nhiều.
Mật độ xương là yếu tố quan trọng nhất. Người có mật độ xương thấp dễ gãy xương hơn người có mật độ xương cao. Những yếu tố khác làm tăng nguy cơ gãy xương là té ngã, dùng những thuốc làm tổn hại đến sự chuyển hóa của xương. Ngày nay y học hướng đến điều trị dự phòng, nghĩa là tiên liệu nguy cơ gãy xương và điều trị dựa vào mức độ nguy cơ này.
Làm sao để nhận dạng người có nguy cơ gãy xương cao để điều trị dự phòng? Có nhiều mô hình tiên đoán gãy xương, trong khuôn khổ của bài viết này chúng tôi xin giới thiệu mô hình của giáo sư NGUYỄN và cộng sự (GS Nguyễn Văn Tuấn, ĐH Garvan, Úc).
Mô hình NGUYỄN dựa vào giới tính, tuổi, tiền sử gãy xương, mật độ xương và số lần té ngã trong 12 tháng qua để tiên đoán gãy xương trong 5 và 10 năm sau. Ưu điểm của mô hình là giúp bác sĩ và bệnh nhân tự đánh giá xác suất bị gãy xương của từng người. Từ đó, giúp can thiệp đúng và tư vấn thích hợp.
Mô hình NGUYỄN có thể tìm thấy trên trang web www.fractureriskcalculator.com. Nhập các dữ liệu theo 5 yếu tố nguy cơ, mô hình tự động tính ra nguy cơ gãy xương trong 5 và 10 năm sau.
Thí dụ, một bệnh nhân nữ 78 tuổi bị đau nhức hông đùi bên trái kéo dài, từng bị gãy cổ tay phải cách đây hai năm; hình ảnh Xquang cho thấy tình trạng LX nặng, không bị gãy xương hay hoại tử xương khu trú. Đo mật độ xương, chỉ số T score là -3. Theo mô hình NGUYỄN, nguy cơ gãy xương hông của bà sau 5 năm là 14,1%, sau 10 năm 26,2%; nguy cơ gãy xương bất kỳ là 26,5% sau 5 năm, 48,3% sau 10 năm
.
Điều trị loãng xương sau mãn kinh
Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý: Ngoài thịt cá, rau củ quả cũng là nguồn cung cấp nhiều chất khoáng cần thiết cho xương.
Tập luyện, phòng ngừa té ngã: Nếu người lớn tuổi thường xuyên vận động, nguy cơ té ngã sẽ giảm rõ rệt. Những bài tập thế cân bằng và luyện tập dùng sức sẽ giúp giảm nguy cơ té ngã ở người già. Lưu ý việc luyện tập phải phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Canxi và vitamin D: Để duy trì mật độ khoáng xương, cần uống canxi (1200mg/ngày) và vitamin D (800UI/ngày). Chỉ với canxi và vitamin D có thể giảm 12% gãy xương ở phụ nữ sau tuổi 50.
Thuốc chống LX: khi T score < -2,5 và hoặc gãy xương là có chỉ định dùng thuốc chống LX. Loại được dùng nhiều hiện nay là nhóm biphosphonates - tên thương mại là Fosamax (alendronate), Actonel (risedronate). Tác dụng cải thiện xương của alendronate kéo dài trong 10 năm. Khi dùng alendronate, người bệnh cần được hướng dẫn cách uống để tránh tác dụng phụ của thuốc.
AloBacsi.vn
Theo Phụ nữ TPHCM
Theo Phụ nữ TPHCM
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình