Phải chăng giảm cân giúp chúng ta tránh được nguy cơ mắc COVID-19?
Người bị béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 cao hơn vì tế bào mỡ gây tác động xấu lên hệ miễn dịch. Giảm cân sẽ giúp họ tránh được nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2.
CNN trích một nghiên cứu mới rằng giảm cân giúp giảm nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2, người bị béo phì sẽ có nguy cơ bị bệnh nặng thậm chí tử vong do COVID-19.
Phòng khám có danh sách hơn 1,000 người bị béo phì của tiến sĩ Fatima Cody Stanford tại Boston tăng mạnh hơn trong suốt đại dịch. Mặc dù phòng khám có hàng chục nhân viên có kinh nghiệm chữa trị béo phì nhưng lúc nào cũng thiếu nhân sự.
Bà Cody Stanford, phó giáo sư trường y Harvard cho biết: “Chúng tôi đang bị quá tải với số bệnh nhân vừa bị béo phì và mắc COVID-19. Chúng tôi đang lúng túng trước việc đưa ra biện pháp chăm sóc các bệnh nhân này một cách phù hợp”.
Béo phì có làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 hay không?
Theo một nghiên cứu vào tháng 8/2021, người bị béo phì có nguy cơ mắc COVID-19 gấp 46% so với người bình thường. Ngoài ra, nhóm người này phải đối mặt với nguy cơ nhập viện cao đến 113% và 74% nguy cơ nằm trong đơn vị chăm sóc đặc biệt so với các bệnh nhân khác. Tuy nhiên, hiện tượng nguy hiểm nhất là tử vong khi mắc COVID do bị béo phì cao đến 48%.
Đồng tác giả nghiên cứu Barry Popkin nói nguy cơ nhiễm COVID cứ tiếp tục tăng đối với một người có chỉ số khối cơ thể lớn (BMI cao).
Hàng chục kết quả nghiên cứu cũng tương tự như vậy.
Nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Mỹ) cũng đã cho thấy nhóm người có nguy cơ nhiễm COVID-19 thấp nhất khi chỉ khối cơ thể của họ nằm ở mức trung bình, nhóm người càng có chỉ số BMI sẽ có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2.
Giảm cân bằng cách nào sẽ giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19?
Tình trạng mắc COVID-19 có xu hướng tăng khiến nhiều người thắc mắc giảm cân có giúp họ giảm nguy cơ nhiễm bệnh COVID-19 hay không.
Theo nhận định của tiến sĩ David Kass, bác sĩ tim mạch thuộc Viện Y Johns Hopkins, các cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên cũng khó có thể xác định được điều này. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã thấy việc giảm cân trong cuộc thử nghiệm có thể giúp chống lại một số loại bệnh tương tự.
Ông Kass khẳng định: “Không cần phải hỏi, nhóm người bị béo phì và đau tim trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng kết hợp chế độ ăn kiêng và bài tập giảm cân đúng cách sẽ giúp họ cải thiện được sức khỏe. Giảm cân cũng là giải pháp tốt”.
Một nghiên cứu hồi cứu được đăng trong tạp chí JAMA Surgery cho thấy giảm cân đúng cách tạo nên sự khác biệt.
Bài nghiên cứu dựa trên việc theo dõi sức khỏe của 20,212 người hơn 6 năm. Tỷ lệ xét nghiệm COVID-19 dương tính ở nhóm người được phẫu thuật và kiểm soát tình trạng béo phì khá tương tự nhau: 9.1% và 8.7%.
Nhóm người được phẫu thuật có ý thức giảm cân sẽ giảm được nguy cơ nhập viện, thở oxy bằng máy và bệnh chuyển nặng khi mắc COVID-19. Nhóm người bệnh nêu trên cũng có tỷ lệ tử vong không phải do COVID-19 chưa đến 10 năm do bệnh khác gây nên thấp hơn 53% so với nhóm người kiểm soát được bệnh.
Tiến sĩ Steve Nissen, bác sĩ tim mạch ở phòng khám Cleveland cho biết cần hiểu tầm quan trọng của việc giảm cân nhiều hơn việc phẫu thuật trong bài nghiên cứu này.
Việc phẫu thuật chỉ là phương pháp hiệu quả giúp giảm cân.
Ông Nissen nhấn mạnh: “Giảm cân hoàn toàn giúp giảm nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2. Chúng ta càng giảm cân, nguy cơ mắc COVID-19 và tử vong vì virus SARS-CoV-2 cũng sẽ giảm theo”.
Béo phì nguy hiểm ra sao trong mùa dịch COVID-19?
Bị nhiễm COVID-19 khi béo phì sẽ mang lại nhiều hậu quả nguy hiểm cho cơ thể.
Ông Popkin nhận định: “Tế bào mỡ là tế bào sống. Khi chúng ta bắt đầu tích lũy các tế bào này, chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó, cơ thể chúng ta sẽ dễ bị viêm”.
Tế bào mỡ sẽ gây ra tình trạng viêm mãn tính. Máu sẽ đông thành cục, phần mô lớn nằm dưới màng ngăn khiến tim hoạt động mạnh hơn, mỡ ở vùng bụng và gan khiến chất cytokine gây hỏng mô và các vấn đề khác tại mạch máu. Nói chung, bệnh COVID-19 sẽ trầm trọng hơn.
Bệnh nhân bị béo phì sẽ bị khó thở hơn người khỏe mạnh vì lồng ngực chèn ép lên phổi, họ không có đủ không khí để thở. Vì vậy, người bị béo phì sẽ khó thở hơn, hàm lượng oxy đưa vào cơ thể nằm ở mức thấp hơn.
Người bị béo phì cần làm gì để giảm nguy cơ bị bệnh COVID-19?
Cody Stanford kể bà đã nói với bệnh nhân là họ cần suy nghĩ đến chỉ số cơ thể đặc biệt là vòng bụng. Béo phì không những liên qua đến chỉ số khối cơ thể mà còn trọng lượng.
Nhìn chung, mỡ bụng là một trong các yếu tố nguy hiểm nhất. Loại mỡ này phát triển sâu bên trong cơ thể và quấn quanh các tế bào quan trọng. Gan sẽ mượn phần mỡ này và biến chất này thành cholesterol, cholesterol sẽ lén đến vùng động mạch và tích lũy tại đó. Khi động mạch bị cứng, người bệnh có thể bị cơn đau tim hay đột quỵ.
Phần sâu của mỡ bụng tạo ra chất chống insulin và có thể gây ra tình trạng viêm mãn tính. Bà Kumar nói: “Tình trạng viêm càng nặng, nguy cơ bệnh trở nặng khi mắc COVID-19 càng cao”.
Ông Popkin nói dựa theo nghiên cứu về các bệnh khác, một người bị béo phì giảm 2.25 kg có thể cải thiện được tiểu đường và tăng huyết áp.
Ông Popkin nói thêm việc giảm cân không đủ sức bảo vệ bằng vắc xin hay mũi tiêm tăng cường, tuy nhiên, việc giảm cân giúp ích rất nhiều nếu chẳng may chúng ta bị nhiễm bệnh và phải điều trị.
Trọng Dy (dịch)
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình