Chủng mới virus SARS-Cov-2 tại Việt Nam là gì? Nơi nào thật sự an toàn?
BS Huỳnh Wynn Trần, BS Trương Hữu Khanh, BS Phan Xuân Trung đưa ra ý kiến về đợt dịch COVID-19 đang diễn ra: nơi nào thật sự an toàn? Chủng mới virus SARS-Cov-2 tại Việt Nam là gì?
BS Huỳnh Wynn Trần: Chủng mới virus SARS-Cov-2 tại Việt Nam là gì?
Các chủng loại SARS-Cov-2 đã có:
Từ 3 chủng " A, B, và C" ban đầu, cho đến "7-8 chủng G, L, S, V...", và tương lai những chủng 19A, 19B, 20A, 21C...
Từ lúc bắt đầu đại dịch, gene của virus SARS-Cov-2 đã được tổ chức GISIAD, một tổ chức phi lợi nhuận, chuyên về phân tích gene của virus cúm mùa từ Đức, Singapore, và Hoa Kỳ đã theo dõi kỹ càng.
Tháng 3/2020, GISAID này nhận ra có 3 thay đổi lớn dựa trên 160 phân tích gene của virus SARS-Cov-2 toàn cầu và tạm xếp vào 3 nhóm A, B, và C. Bài nghiên cứu này được công bố vào tháng 4 với các chi tiết rõ hơn trên PNAS (viện hàn lâm khoa học Hoa Kỳ). Nhiều báo chí đã vội đăng các thay đổi này 3 loại virus SARS-Cov-2 mới. Điều này thật ra không đúng, đây chỉ là thay đổi nhỏ variant, có thể tạm gọi là chủng A, B, C thì hợp lý hơn.
Đến tháng 7/2020, GISAID đã có đến 73,000 phân tích gene và phân loại gần 5,000 gene của virus này (so với chỉ có 160 lúc tháng 3), và dĩ nhiên, chúng ta tìm ra thêm nhiều thay đổi do có nhiều phân tích gene. GISAID cũng thay đổi cách đặt tên cho phù hợp với số lượng lớn các thay đổi. Thay vì đặt tên chủng là A, B,C, GISAID gọi là các chủng S, L, V, G, GH, GR theo cách thay đổi amino acid ở các protein sau khi dịch bởi RNA. Tuy nhiên, tên kiểu này có nhiều giới hạn vì theo thời gian, sẽ có thêm nhiều thay đổi. Vì vậy, GISAID dự tính sẽ bắt đầu cách đặt tên mới là theo tên năm + letter như 19A, 19B, 20A, 20C.
Gần đây, tổ chức Nextstrain chuyên theo dõi các thay đổi các chủng virus mới của virus SARS-Cov-2 bắt đầu đặt tên theo chủng mới như 19A, B.
Virus SARS-Cov-2 thay đổi gene rất chậm:
- Để biết virus SARS-Cov-2 có nguy hiểm hay không, các nhà nghiên cứu theo dõi khả năng thay đổi (mutation) của virus SARS-Cov-2 là nhiều hay ít. Theo các nghiên cứu từ Viện Nghiên Cứu Quốc Gia Los Alamos thì hiện nay virus SARS-Cov-2 thay đổi rất thấp, thấp hơn nhiều so với virus HIV và virus cúm mùa.
- Quan trọng hơn là chưa có bằng chứng cho thấy có thêm độc tố của virus này, thêm khả năng gây bệnh mạnh hơn. Bài báo từ New England Journal of Medicine cho thấy virus SARS-Cov-2 chủng D614G thay đổi gene S spike protein rất chậm, chỉ 0.3% so với bản gốc từ Vũ Hán.
Việc có các chủng mới của SARS-Cov-2 xảy ra là chuyện đương nhiên. Với tốc độ phát tán và lây nhiễm hiện nay, chúng ta sẽ thấy có thêm nhiều chủng mới được phát hiện.
Ngay từ tháng 1, Việt Nam đã có những phân tích gene về virus này cập nhật các chủng virus trên GISAID (và sau đó là Nextstrain) . Dữ liệu cho thấy có 32 phân tích gene của SARS-Cov-2, với các chủng G,GR, GH, S, V từ tháng 1 đến 4 năm 2020. Điều này cho thấy kỹ năng phân tích gene và công nghệ sinh học ở Việt Nam cũng đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, chủng virus mới xuất hiện tháng 7 tại Đà Nẵng chưa thấy xuất hiện trên GISAID vì có lẽ còn quá mới.
Chủng mới virus SARS-Cov-2 tại Việt Nam là gì?
Chủng mới tại Việt Nam có thể là chủng D614G, hiện đang là chủng đang hoành hành ở châu Âu và Mỹ. Theo bộ y tế Việt Nam thì chủng mới này có khả năng lây nhanh hơn, khiến suy luận về thay đổi D614G ở S spike protein có thể hợp lý hơn.
Dù vậy, chủng mới này có thể vẫn không thay đổi độc tố của virus, cách virus SARS-Cov-2 lây bệnh COVID-19, và khả năng nhâp viên, hay tử vong của bệnh nhân.
Quý vị tiếp tục tuân thủ các khuyến cáo về sức khoẻ của cơ quan sở tại về phòng chống COVID-19. Hy vọng Viêt Nam sẽ sớm dập tắt dịch COVID-19.
BS Trương Hữu Khanh: Nơi nào an toàn trước COVID-19?
1. Đâu là nơi an toàn?
Không chắc nơi nào an toàn 100%
2. Ai là người không có phát tán vi rút COVID-19 ra môi trường?
- Chỉ có người mới xét nghiệm âm tính, nhưng những ngày sau do không chịu phòng bệnh hay đang ủ bệnh lại có thể phát tán vi rút.
- Người chưa đến nơi có dịch, đang khỏe mạnh nhưng chưa xét nghiệm cũng có thể đang và sẽ phát tán vi rút
3. Dù không an toàn, dù không biết người đối diện thế nào thì làm gì?
- Cũng phải làm việc, cũng phải đi lại khi cần thiết
- Không đi lung tung nếu không cần thiết
- Nếu cần đi thì mang theo "vũ khí " khẩu trang. Mang khẩu trang đúng khi cần thiết, rửa tay, hạn chế đưa bàn tay nên vùng mũi miệng...
4. Tất cả cùng làm đúng thì mới hạn chế lây lan, và bệnh sẽ tự tiêu. Người không làm đúng thì sẽ hại bản thân và hại người nhà, hại đồng nghiệp xong hại cộng đồng.
CHỐNG VÀ CHỜ VÀ HẾT SỨC BÌNH TĨNH!!!
BS Phan Xuân Trung: Vì sao đeo khẩu trang vẫn có thể lây?
- Nhà tôi toàn cửa kính, đóng chặt, vậy mà sao khói vẫn len vào nhà?
- Khói không xuyên qua cửa kính mà len qua các khe hở. Cũng giống như khẩu trang vậy dù loại tốt, ngăn 99% virus xuyên qua nhưng virus vẫn vào mũi qua khe hở. Do vậy không hoàn toàn ỷ vào khẩu trang mà chính là tránh xa nguồn lây.
- Biết đâu là nguồn lây mà tránh?
- Cứ xem ai cũng là nguồn lây đi. Đừng xáp lại gần cho yên thân.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình