Hotline 24/7
08983-08983

Nước mắt nhân tạo: có phải tất cả đều là "Nước mắt"

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nước mắt nhân tạo, nhiều câu hỏi được đặt ra như: có phải tất cả đều là nước mắt như tự nhiên không? Làm thế nào để chọn được cho mình loại phù hợp nhất?

Hãy cùng tìm hiểu tất cả những thông tin bạn cần biết về nước mắt nhân tạo trước khi đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm phù hợp cho việc cải thiện sức khỏe đôi mắt qua bài viết bên dưới nhé.

1. Nước mắt tự nhiên

Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nước mắt tự nhiên là như thế nào. Mặc dù cho đến hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể khám phá hết về thành phần trong nước mắt tự nhiên, nhưng vẫn có nhiều thông tin hữu ích giúp chúng ta nắm rõ về chúng, cụ thể như sau:

  • Nước mắt tự nhiên được tạo nên bởi sự tương hợp giữa các thành phần gồm nước từ tuyến lệ, chất nhầy từ tế bào hình ly ở kết mạc và lipid từ các tuyến meibomian. Sự kết hợp này tạo nên màng phim chứa đựng các chất hòa tan như lysozyme, lacroferin, các yếu tố tăng trưởng, huyết thanh miễn dịch IgA, glycoprotein, nhầy, điện giải.
  • Nước mắt tự nhiên thực hiện các chức năng chuyển hóa, cung cấp oxy giác mạc, ổn định hình ảnh trong khúc xạ, kháng khuẩn nhờ vào các enzyme, bảo vệ nhãn cầu, rửa sạch mắt loại bỏ các chất phân rã.

2. Nước mắt nhân tạo là gì?

Nước mắt nhân tạo là loại thuốc nhỏ mắt với thành phần gần giống nước mắt tự nhiên, có tác dụng giữ ẩm và làm sạch bề mặt mắt. Trước đây, nước mắt nhân tạo được dùng để làm khô mắt dễ chịu hơn. Ngày nay với tiến bộ khoa học chúng ta ngày càng hiểu rõ cơ chế của khô mắt liên quan đến áp lực thẩm thấu, các thành phần trong nước mắt tự nhiên như lipid, mucin. Theo đó, nước mắt nhân tạo được phát triển nhanh và được bổ sung là thuốc điều trị khô mắt.

Bên cạnh đó, tùy vào thành phần mà nước mắt nhân tạo còn được sử dụng trong một số trường hợp khác như[1] các loại nước mắt nhân tạo chuyên dụng sẽ giúp cải thiện tổn thương bề mặt mắt do phẫu thuật gây ra như phẫu thuật Lasik hay phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Mỗi loại nước mắt nhân tạo sẽ có từng mục đích sử dụng khác nhau và hãy tư vấn ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn loại nào phù hợp với tình trạng sức khỏe mắt hiện tại. Sau đây là hai loại nước mắt nhân tạo phổ biến[2]:

● Bổ sung nước vào lớp nước của màng phim nước mắt. Đây là lớp màng phim đóng vai trò cung cấp những chất dinh dưỡng quan trọng để giữ cho lớp tế bào trên cùng trên bề mặt của mắt, biểu mô, khỏe mạnh và hoạt động bình thường.

● Bổ sung phần lipid vào lớp dầu của màng phim nước mắt. Đây là lớp màng phim ngăn cản sự bay hơi của nước mắt, giúp giảm khô mắt do tăng bốc hơi. [3]

3. Thành phần của nước mắt nhân tạo

Hoạt chất chính[4]

Mặc dù đều có bản chất là polymer, nhưng thành phần nước mắt nhân tạo có thể được chia thành hai loại:

Các polymer không có trong thành phần nước mắt “thật”: các chất này có công dụng chủ yếu là giúp làm ẩm, tăng độ nhờn, làm dịu và bôi trơn bề mặt mắt để mắt cảm thấy thoải mái hơn. Các polymer phổ biến trên thị trường có thể kể đến như carboxymethycellulose, Dextran Glycerin , Hypromellose, Polyethylene glycol 400 (PEG 400 ), Propylene glycol.

Acid Hyaluronic - dạng muối Natri Hyaluronte có trong nước mắt tự nhiên: Bên cạnh tác dụng giống như các polymer kể trên, thành phần này còn giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương biểu mô giác mạc và phòng ngừa biến chứng viêm giác mạc.

Chất bảo quản

Chất bảo quản thường được sử dụng để ngăn vi khuẩn phát triển trong lọ thuốc và giúp giữ thuốc nhỏ mắt nhân tạo lâu hơn. Hoạt chất được sử dụng làm chất bảo quản thường xuyên là Benzalkonium chloride (BAK)[5].

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc nhỏ mắt có chất bảo quản, đặc biệt là sử dụng trong thời gian dài, sẽ gây ra nhiều vấn đề như sau:

● Gây mất ổn định màng phim nước mắt

● Phá vỡ hàng rào biểu mô giác mạc và trì hoãn quá trình lành vết thương

● Làm tổn thương các mô sâu bên trong mắt, gây viêm.

4. Lưu ý khi sử dụng nước mắt nhân tạo


Chọn loại phù hợp

Các loại nước mắt nhân tạo khác nhau về hoạt chất, nồng độ điều trị, phương thức bào chế, chất bảo quản. Tùy theo tình trạng và mục đích điều trị của mắt mà lựa chọn loại phù hợp.

Một gợi ý dành cho bạn đối với thành phần nước mắt nhân tạo, bạn có thể tham khảo sử dụng Natri Hyaluronate, một hoạt chất có trong thành phần nước mắt tự nhiên,[6] được bào chế từ nguồn lên men vi khuẩn, có công dụng bôi trơn bề mặt nhãn cầu, thuyên giảm các tình trạng mỏi mắt và khô mắt. Đối với nồng độ Natri Hyaluronate thì nồng độ 0,18% được chứng minh lâm sàng cải thiện đáng kể các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh khô mắt.[7]

Liều dùng phổ biến

Thuốc nhỏ mắt nhân tạo không sử dụng chất bảo quản thường an toàn để sử dụng thường xuyên. Sau đây là một số khuyến cáo về liều dùng thuốc nhỏ mắt nhân tạo:[8]

● Thuốc nhỏ mắt có chất bảo quản: không sử dụng hơn bốn lần một ngày và nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu mắt có những triệu chứng kích ứng.

● Thuốc nhỏ mắt không chất bảo quản: thường được khuyên dùng cho những người bị khô mắt từ trung bình đến nặng và bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo nhiều hơn bốn lần một ngày.

Nhỏ mắt sao cho đúng cách

Sau đây là trình tự các bước nhỏ mắt để bạn tham khảo:[9]

● Rửa tay sạch sẽ trước khi nhỏ và không chạm đầu chai hoặc tép thuốc vào mắt để tránh nhiễm bẩn

● Ngửa đầu ra sau, nhìn lên và kéo mí mắt dưới xuống để tạo thành túi.

● Đặt ống nhỏ giọt trực tiếp lên mắt và nhỏ ra từ 1 đến 2 giọt.

● Nhìn xuống và nhẹ nhàng nhắm mắt trong 1 hoặc 2 phút.

● Đặt một ngón tay ở khóe mắt gần mũi và ấn nhẹ, giúp ngăn cản thuốc khỏi chảy ra khỏi mắt.

Cách bảo quản

Bảo quản nước mắt nhân tạo ở nhiệt độ phòng từ 15 đến 30 độ C và không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào sau ngày hết hạn sử dụng. Sau khi mở sản phẩm, hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên vứt bỏ sản phẩm sau 30 ngày mở nắp, vì vậy, bí quyết dành cho bạn là hãy sử dụng những loại nước mắt nhân tạo đóng gói thành tép nhỏ, giúp tiện lợi và tiết kiệm hơn.[10]

Khi nào nên gặp bác sĩ

Hãy đến gặp và tiếp nhận thăm khám bác sĩ khi gặp phải các tình huống sau:

● Phản ứng dị ứng như phát ban da, ngứa hoặc phát ban, sưng mặt, môi hoặc lưỡi

● Thay đổi tầm nhìn

● Kích ứng mắt hoặc đỏ mắt trở kéo dài hơn 72 giờ

● Đau mắt

Bài viết trên đây là tất cả những thông tin bạn cần lưu ý về nước mắt nhân tạo. Hy vọng bạn sẽ chọn được loại nước mắt nhân tạo phù hợp nhất cho mình.

 

[1] AAO: Lubricating Eye Drops for Dry Eyes

[2] Tear Film: A Patient’s Guide to Artificial Tears

[3] Verywell Health: The Composition of Tears and Their Role in Eye Health

[4] WebMD: Artificial Tears Solution - Uses, Side Effects, and More

[5] PubMed: Preservatives in eyedrops: the good, the bad and the ugly

[6] Patient: Sodium hyaluronate for dry eyes

[7] Ncbi: Comparison of 0.2% and 0.18% hyaluronate eye drops in patients with moderate to severe dry eye with keratitis or keratoconjunctivitis

[8] AAO: Lubricating Eye Drops for Dry Eyes

[9] WebMD: Artificial Tears Solution

[10] Cleveland Clinic: Artificial Tears eye ointment

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X