Nồng độ Testosterone tự do càng thấp, nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt càng cao
Tại CISE2025, GS.BS Thomas Ahlering - Phó Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Đại học California Irvine, Hoa Kỳ chỉ ra rằng, sự suy giảm âm thầm của testosterone tự do theo tuổi tác không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tình dục sau phẫu thuật.

Năm 1941, 21 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt đã di căn được cắt 2 tinh hoàn và đáng ngạc nhiên là họ đã cải thiện triệu chứng, cũng như vấn đề về ung thư tuyến tiền liệt. Đến năm 1966, việc cắt tinh hoàn trong ung thư tuyến tiền liệt di căn được trao giải Nobel.
GS.BS Thomas Ahlering cho biết, Testosterone thấp không đồng nghĩa với việc Testosterone toàn bộ sẽ thấp. Testosterone là hormone giới tính gắn với Globulin, trong đó Testosterone tự do mới là Testosterone có ảnh hưởng chính trong ung thư tuyến tiền liệt.

Nồng độ Testosterone tự do và tỷ lệ Testosterone gắn với Globulin tăng theo tuổi. Việc nồng độ Testosterone tự do thấp thường không có triệu chứng trong nhiều năm và triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn là lão hóa theo tuổi.
Tuy nhiên, nồng độ Testosterone toàn bộ của bệnh nhân không hề giảm ở lứa tuổi 40 - 80 tuổi, trong khi đó ở độ tuổi này nồng độ Testosterone tự do đã bắt đầu giảm rõ rệt (giảm khoảng 50% so với lứa tuổi trước đó). Bên cạnh đó, nồng độ hormone giới tính gắn với Globulin có xu hướng tăng lên theo tuổi.
GS.BS Thomas Ahlering nhấn mạnh: “Nồng độ Testosterone tự do càng thấp thì nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt với High-grade càng cao”.

Vì nồng độ Testosterone tự do giảm theo tuổi nên lứa tuổi từ 40 - 60 tuổi sẽ ít ảnh hưởng đến chức năng tình dục. Tuy nhiên ở lứa tuổi từ 61 - 80 tuổi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng tình dục của bệnh nhân.
Từ năm 2009 đến nay, tất cả những bệnh nhân cắt tuyến tiền liệt tận gốc GS.BS Thomas Ahlering đều kiểm tra nồng độ Testosterone toàn bộ, cũng như nồng độ Testosterone tự do để đánh giá về chức năng tình dục của bệnh nhân trước khi phẫu thuật.
So sánh tỷ lệ tái phát sinh hóa sau cắt tuyến tiền liệt tận gốc ở những bệnh nhân có tỷ lệ Testosterone thấp hơn 5.5 và cao hơn 5.5 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân với Testosterone tự do càng thấp thì tỷ lệ tái phát sinh hóa càng tăng (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê).
Chuyên gia cho rằng: “Nồng độ Testosterone tự do thấp âm thầm góp phần làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, cũng như tăng rối loạn chức năng tình dục sau cắt tuyến tiền liệt tận gốc”.
Đối với những bệnh nhân Testosterone thấp trước mổ, việc điều trị Testosterone thay thế và bổ sung cho bệnh nhân sau cắt tuyến tiền liệt tận gốc có tác dụng cải thiện chức năng tình dục lẫn tiên lượng ung thư cho bệnh nhân, giúp giảm 53% việc tái phát sinh hóa và cải thiện chức năng tình dục.
>>> Bệnh viện Bình Dân: “Ngọn hải đăng về sự xuất sắc trong đổi mới phẫu thuật tại Đông Nam Á”
>>> Cắt u phổi bằng robot - Điều trị ung thư phổi xâm lấn tối thiểu tại Bệnh viện Bình Dân
>>> Giảm thiểu biến chứng trong tán sỏi thận qua da
>>> Nội soi niệu quản bằng ống mềm: Tối ưu hóa kỹ thuật, nâng cao hiệu quả điều trị
>>> TURBT - Phẫu thuật “khó nhằn” trong tiết niệu: Khi kinh nghiệm quyết định chất lượng ca mổ
>>> Đánh giá toàn diện bệnh nhân mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt để điều trị hiệu quả
>>> TOT hay TVT - Đâu là phương pháp tối ưu để điều trị tiểu không kiểm soát ở phụ nữ?
>>> Ung thư gan có tỷ lệ tử vong gia tăng nhanh nhất trong tất cả các loại ung thư
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình