Đánh giá toàn diện bệnh nhân mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt để điều trị hiệu quả
Tại phiên Niệu nữ - Niệu chức năng của Hội nghị Khoa học Công nghệ Bệnh viện Bình Dân lần thứ 21 (CISE 2025), các chuyên gia đã có phần trình bày sôi nổi với những nội dung xoay quanh chủ đề “Thách thức trong điều trị đường tiểu và rối loạn sàn chậu nữ”.
Để giải quyết vấn đề “Làm thế nào để thăm khám bệnh nhân mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB) nhằm tăng chất lượng hài lòng người bệnh?” - GS.BS Enrico Finazzi Agrò - Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Đại học Tor Vergata, Ý đặc biệt nhấn mạnh, bàng quang tăng hoạt (OAB) là một hội chứng, không phải là một bệnh lý chuyên biệt.
Chuyên gia cũng giải thích, hội chứng bàng quang tăng hoạt được định nghĩa là tình trạng tiểu gấp, thường kèm theo tiểu nhiều lần và/hoặc tiểu đêm với tiểu không kiểm soát (OAB ướt) hoặc không (OAB khô), không có sự hiện diện của nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc các bệnh có thể phát hiện.

Việc hiểu rõ các yếu tố sinh lý bệnh của OAB rất quan trọng để quản lý hiệu quả. Các nguyên nhân bao gồm:
- Nguyên nhân thần kinh: tổn thương trên cầu não chiếm 20 - 50% trường hợp, bệnh Parkinson khoảng 39 - 70% trường hợp, sa sút trí tuệ (tân sinh) chiếm 24% bệnh của thuỳ trán, hội chứng Shy-Drager chiếm khoảng 99% trường hợp và đa xơ cứng là khoảng 90% trường hợp.
- Hội chứng chuyển hóa có thể góp phần gây OAB thông qua kháng insulin, tăng phản ứng viêm và ảnh hưởng đến đường dẫn truyền cảm giác.
- Hội chứng niệu dục sau mãn kinh: Sự suy giảm estrogen ở phụ nữ sau mãn kinh có thể góp phần gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt.
- Mẫn cảm chéo giữa các cơ quan: Có khoảng 33% người mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt mắc đồng thời hội chứng ruột kích thích.
- Lão hóa: Những thay đổi liên quan đến tuổi tác trong chức năng hệ thần kinh trung ương cũng đóng góp vào sự phát triển của OAB.
Việc phân loại bệnh nhân dựa trên các yếu tố sinh lý bệnh và kết quả thăm dò chức năng giúp cá thể hóa chiến lược điều trị. “Nhật ký đi tiểu là một công cụ đánh giá quan trọng, mặc dù thường ít được sử dụng do tốn thời gian” - GS.BS Enrico Finazzi Agrò bày tỏ.
Một nghiên cứu lớn gần đây, ở những phụ nữ Anh mắc chứng bàng quang tăng hoạt kháng trị hoặc tiểu không tự chủ hỗn hợp với tiểu gấp thì việc dùng niệu động học cùng với đánh giá lâm sàng toàn diện (CCA) không mang lại thành công vượt trội hơn so với chỉ dùng CCA, và niệu động học không hiệu quả về mặt chi phí.
Quản lý OAB hiệu quả thường đòi hỏi một phương pháp tiếp cận đa bước, với nhiều bệnh nhân cần thử hai hoặc nhiều liệu pháp trước khi đạt được sự kiểm soát triệu chứng thỏa đáng. Việc xác định đặc điểm bệnh nhân chính xác ngay từ đầu có thể rút ngắn thời gian điều trị, tăng cường sự tuân thủ và sự hài lòng của bệnh nhân.
Theo GS.BS Enrico Finazzi Agrò, để điều tra và đánh giá toàn diện bệnh nhân OAB cần xem xét sinh lý bệnh và các đặc điểm cá nhân.
Mặc dù việc sử dụng niệu động lực học (UDS) thường quy trước khi bắt đầu điều trị còn nhiều tranh cãi dựa trên các thử nghiệm lớn gần đây, tuy nhiên việc áp dụng UDS một cách có chọn lọc, tích hợp với đánh giá lâm sàng và hiểu biết về sinh lý bệnh, có thể tối ưu hóa chiến lược điều trị, cải thiện kết quả lâm sàng và nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân trong việc quản lý tình trạng phức tạp này. Chuyên gia nhấn mạnh, cần có sự kiên nhẫn và chiến lược rõ ràng để đạt được thành công trong điều trị.
>>> Bệnh viện Bình Dân: “Ngọn hải đăng về sự xuất sắc trong đổi mới phẫu thuật tại Đông Nam Á”
>>> Cắt u phổi bằng robot - Điều trị ung thư phổi xâm lấn tối thiểu tại Bệnh viện Bình Dân
>>> Giảm thiểu biến chứng trong tán sỏi thận qua da
>>> Nội soi niệu quản bằng ống mềm: Tối ưu hóa kỹ thuật, nâng cao hiệu quả điều trị
>>> TURBT - Phẫu thuật “khó nhằn” trong tiết niệu: Khi kinh nghiệm quyết định chất lượng ca mổ
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình