Hotline 24/7
08983-08983

Những quan niệm sai lầm về bệnh đột quỵ

Đột quỵ là một trong những bệnh nguy hiểm tấn công con người bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, nhiều người đã hiểu nhầm đột quỵ là bệnh khác. Dưới đây là những sự thật bị hiểu lầm về đột quỵ.

Nội dung bài viết

I. Đột quỵ là gì?

II. Những quan niệm sai lầm về đột quỵ

1. Thông tin cơ bản về đột quỵ bị hiểu nhầm

2. Làm gì khi đột quỵ xảy ra?

3. Điều trị đột quỵ

4. Phục hồi sau đột quỵ

 

I. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não bao gồm đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não.

Đột quỵ nhồi máu não xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn, thường do cục máu đông và hẹp mạch máu. Còn đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi mạch máu não bị vỡ và rò rỉ. Cả 2 trường hợp đều khiến cho bị tổn thương và tế bào não sẽ chết dần đi nhanh chóng, dẫn đến tàn phế hoặc thậm chí tử vong.

II. Những quan niệm sai lầm về đột quỵ

1. Thông tin cơ bản về đột quỵ bị hiểu nhầm

a. Đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi

Sai. Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai và ở mọi lứa tuổi dù già hay trẻ. Độ tuổi chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng đột quỵ, vì các động mạch trong dòng máu sẽ xơ vữa và trở nên hẹp khi chúng ta già đi.

đột quỵ xảy ra mọi đối tượngĐột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính và nghề nghiệp

b. Đột quỵ không thể phòng tránh được

Đột quỵ hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Mặc dù có một số yếu tố nguy cơ không thể ngăn ngừa như di truyền và tuổi tác.

Còn lại, bạn vẫn có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ bị đột quỵ bao gồm tăng huyết áp, cholesterol trong máu cao và bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu,… bằng cách kiểm soát các chỉ số và điều trị tốt bệnh lý nền.

Nhiều trường hợp đột quỵ còn xảy ra do ăn uống thiếu khoa học, lười vận động, hút thuốc, uống quá nhiều rượu và béo phì. Nhưng bạn chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh là có thể phòng ngừa được.

c. Người gầy sẽ ít khả năng bị đột quỵ hơn

Sai. Dù gầy nhưng bạn có một lối sống không lành mạnh và ít vận động, thì vẫn có khả năng bị đột quỵ cao hơn. Điều quan trọng là phải ăn uống lành mạnh (ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế dầu mỡ, thức ăn nhanh,…) và tập thể dục ít nhất 5 buổi/tuần.

d. Đột quỵ không phổ biến

Đột quỵ ngày càng phổ biến, vì đây là nguyên nhân gây tàn tật đứng hàng đầu và tử vong đứng thứ 3 trên thế giới. Tại Việt Nam, có khoảng hơn 200.000 ca đột quỵ/năm và con số cũng tăng lên trong những năm qua. Vì vậy, cần tìm hiểu và phòng ngừa để giảm nguy cơ đột quỵ.

e. Đột quỵ là một loại bệnh tim

Sai. Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu trong não bị hạn chế do tắc nghẽn bởi cục máu đông (gọi là đột quỵ nhồi máu não) hoặc một mạch máu trong não bị vỡ và rò rỉ máu (đột quỵ xuất huyết não).

Tuy nhiên, vẫn có người gọi một số biến cố tim mạch là "đột quỵ tim" để phân biệt với "đột quỵ não", điều này cũng có thể chấp nhận.

Đột quỵ khác với cơn đau timĐột quỵ khác với cơn đau tim

2. Làm gì khi đột quỵ xảy ra?

a. Nếu đột quỵ xảy ra có thể đến gặp bác sĩ tại phòng khám

Không. Khi đột quỵ xảy ra, bạn hãy gọi xe cấp cứu khẩn cấp qua số 115 và đảm bảo rằng người thân của bạn được đưa đến phòng cấp cứu của bệnh viện gần nhất trong “thời gian vàng” và bệnh viện đó phải có khả năng điều trị đột quỵ.

b. TIA là một báo động giả, không cần phải đi khám

Khi bạn bị cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) bạn vẫn phải đến gặp bác sĩ. Vì nguy cơ đột quỵ sẽ tăng lên cao nếu ai đó trải qua một cơn đột quỵ nhỏ.

Các triệu chứng TIA như:

  • Tê ở một bên mặt, cánh tay hoặc chân của bạn.
  • Mất thị lực tạm thời ở một mắt
  • Khó nói chuyện
  • Thiếu phối hợp
  • Chóng mặt
  • Khó nuốt

Tuy triệu chứng của TIA cũng giống như đột quỵ nhưng xảy ra nhanh và cũng biến mất nhanh. TIA chính là dấu hiệu báo trước một cơn đột quỵ sẽ đến.

cơn thiếu máu não thoáng quaTIA giống như đột quỵ nhưng xảy ra và kết thúc nhanh chóng.

3. Điều trị đột quỵ

a. Đột quỵ là bệnh không di truyền

Về việc di đột quỵ di truyền hay không thì chưa có chứng minh gen nào gây đột quỵ. Tuy nhiên, nếu lối sống trong gia đình có người hút thuốc lá, kể cả thụ động, nghiện rượu bia, ít vận động... thì vẫn có những trường hợp mang yếu tố gia đình.

Hoặc những người bệnh có tiền căn tiểu đường, trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh tiểu đường thì con cái có khả năng mắc phải căn bệnh này, và đây là yếu tố làm tăng nguy cơ gây đột quỵ.

b. Đột quỵ không thể điều trị được

70-80% đột quỵ xảy ra do nhồi máu não và khoảng 20-30% do xuất huyết não. Nếu bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não và nhập viện trong “thời gian vàng” 4,5 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng thì có thể được điều trị ngăn ngừa tai biến và bảo toàn tính mạng. Và khả năng hồi phục sau đột quỵ cũng sẽ nâng cao.

4. Phục hồi sau đột quỵ

a. Bạn không bao giờ có thể hồi phục sau đột quỵ.

Sai. Bạn vẫn có thể phục hồi sau đột quỵ nếu được cấp cứu và điều trị nhanh chóng. Do đó, để nhận biết dấu hiệu cảnh báo đột quỵ, bạn có thể sử dụng thuật ngữ F.A.S.T:

F - Khuôn mặt: Yêu cầu người đó mỉm cười

A - Arms: Yêu cầu người đó giơ cả hai tay lên

S - Speech: Yêu cầu người đó lặp lại từ bạn nói

T - Thời gian: Gọi xe cấp cứu ngay lập tức nếu người đó không thể thực hiện những hành động đơn giản trên.

Đột quỵ vẫn có thể điều trị được, và phục hồi chức năng tốt nếu kết hợp vật lý trị liệu

b. Bạn có thể phục hồi nhanh chóng sau đột quỵ

Điều này phụ thuộc vào thời gian phát hiện và điều trị đột quỵ. Đôi khi sự phục hồi có thể nhanh chóng hay kéo dài nhiều năm, hoặc để lại di chứng suốt đời. Do đó, đòi hỏi sau khi bị đột quỵ bạn nên tập vật lý trị liệu sớm để giúp lấy lại các khả năng vận động, ngôn ngữ, trí nhớ,… của cơ thể.

c. Sau khi hồi phục, đột quỵ sẽ không xảy ra nữa

Sai. Nếu bạn đã hồi phục sau một cơn đột quỵ, bạn sẽ có nguy cơ bị đột quỵ khác cao hơn nếu bạn tiếp tục có một lối sống không lành mạnh. Do đó vẫn phải cảnh giác và phòng ngừa như lúc bạn chưa bị đột quỵ.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X