Hotline 24/7
08983-08983

9 thói quen đưa bạn đến gần cơn đột quỵ

Có những thói quen hàng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng lại góp phần tạo nên yếu tố nguy cơ gây đột quỵ mà hầu hết người Việt ai cũng đều mắc phải. Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều di chứng nặng nề của đột quỵ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Nội dung bài viết:
I. Đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào?
II. Vì sao đột quỵ ngày càng trẻ hóa?
III. Những thói quen gây đột quỵ
1. Uống rượu bia
2. Hút thuốc lá
3. Ăn khuya
4. Sử dụng thiết bị điện tử liên tục trong thời gian dài
5. Tắm đêm
6. Ăn quá nhiều thịt động vật, ít rau củ quả
7. Bật dậy ngay sau khi tỉnh giấc
8. Lười thể dục
9. Ngửi mùi thơm hóa chất thường xuyên

 

I. Đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào?

Đột quỵ thường do 2 nguyên nhân chính là nhồi máu não (tắc nghẽn mạch máu) và xuất huyết não (vỡ hoặc rò rỉ mạch máu não) gây nên.

Mọi người thường nghĩ đột quỵ là “bệnh người già” nên chỉ những người trung niên và lớn tuổi mới cần lo lắng về đột quỵ. Đó là quan niệm sai lầm, vì bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào, bất cứ ngành nghề nào cũng có thể bị đột quỵ.

Đột quỵ cũng sẽ xảy ra ở mọi lứa tuổi, ngay cả ở những người còn rất trẻ và để lại hậu quả nặng nề, lâu dài.

Ví dụ như ở Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM giữa tháng 9/2020 vừa qua đã tiếp nhận trường hợp bé 3 tuổi (quê An Giang) bị đột quỵ nhồi máu não do huyết khối. Tuy nhiên, người nhà phát hiện sớm và đưa đến bệnh viện kịp thời nên bé đã được điều trị qua cơn nguy kịch.

Trước đó, Bệnh viện cũng cấp cứu cho một bé trai 5 tuổi (ở Long An) trong tình trạng méo miệng, co giật. Và nam sinh lớp 7 (12 tuổi) ở Q.Tân Bình, TP.HCM tử vong sau cơn đột quỵ tại lớp.

Đột quỵ ngày càng phổ biến ở giới trẻ

II. Vì sao đột quỵ ngày càng trẻ hóa?

Hiện, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa tại Việt Nam, khi nhiều bệnh viện trên khắp cả nước tiếp nhận những ca đột quỵ dưới ngưỡng 30 tuổi.

Đột quỵ ở người trẻ có nguyên nhân quan trọng là dị dạng mạch máu não. Đây là tình trạng bẩm sinh, chỉ phát hiện khi bệnh nhân được làm chẩn đoán hình ảnh. Bên cạnh đó, yếu tố nguy cơ góp phần làm cho người trẻ bị đột quỵ bắt nguồn từ lối sống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh trong cuộc sống hằng ngày.

Sự tự tin về sức khỏe của mình, sự chủ quan không đi thăm khám, điều trị sớm dẫn đến việc họ hoàn toàn bất ngờ khi cơn đột quỵ xảy ra với mình.

Tháng 6/2020, một nam sinh viên 20 tuổi ở Vĩnh Long bị đột quỵ khi đang chơi game. Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não, phải xin bảo lưu kết quả học tập 1 năm để điều trị đột quỵ.

thói quen gây đột quỵĐột quỵ thường xảy ra do thói quen không lành mạnh và khoa học

III. Những thói quen tạo thành yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

Dưới đây là những thói quen đưa bạn đến gần cơn đột quỵ, cụ thể:

1. Uống rượu bia

uống rượu bia gây nguy cơ đột quỵ

Việc nạp quá nhiều rượu bia vào trong người một cách thường xuyên sẽ khiến cho gan - "bộ máy thải độc" của cơ thể bị quá tải, giảm sút khả năng hoạt động.

Nhất là khi bạn uống rượu bia vào ban đêm sẽ làm tăng chuyến hóa gan, tăng lưu lượng máu, tăng huyết áp, dẫn đến tình trạng vỡ mạch máu và gây đột quỵ xuất huyết não.

2. Hút thuốc lá

Theo nghiên cứu, những ai có thói quen hút thuốc lá dưới 11 điếu/ngày sẽ có khả năng bị đột quỵ tới 46% so với những người không hút điếu nào. Còn nếu hút 2 gói/ngày sẽ tăng gấp 5 lần nguy cơ đột quỵ.

Vì khói và hàm lượng trong thuốc lá sẽ làm tổn thương mạch máu, từ đó dễ dẫn đến việc hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu và đột quỵ xảy ra là điều khó tránh khỏi.

3. Ăn khuya

ăn khuya gây nguy cơ đột quỵ

Đối với người bình thường, khi ngủ huyết áp sẽ giảm xuống khoảng 10%, nhưng nếu ăn khuya sẽ làm tăng nguy cơ gây huyết áp cao.

Còn ở bệnh nhân có bệnh lý nền huyết áp cao, nếu ăn tối muộn trước 2 giờ đi ngủ sẽ tăng khả năng bị huyết áp cao khi ngủ lên tới 2,8 lần do tăng áp lực lên thành mạch máu. Từ đó dẫn đến nguy đột quỵ cao.

4. Sử dụng thiết bị điện tử liên tục trong thời gian dài

Ánh sáng bức xạ từ màn hình smartphone ức chế sự sản xuất hormone melatonin gây phá vỡ nhịp sinh học của bạn, từ đó dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài nếu bạn sử dụng điện thoại di động nhiều, nhất là vào ban đêm.

Nếu ngủ ít và thức khuya sẽ dẫn tới 48% khả năng mắc bệnh tim mạch và 15% nguy cơ tử vong vì đột quỵ. Những người thường xuyên ngủ ít hơn 6 giờ/đêm có nguy cơ đột quỵ cao hơn 4,5 lần so với những người ngủ đủ 7 - 8 giờ.

5. Tắm đêm

tắm đêm gây đột quỵ

Thực tế, việc tắm đêm đã được cảnh báo rất nhiều vì tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe nhưng mọi người thường bỏ qua. Bởi khi đêm xuống, nhiệt độ sẽ hạ thấp, nếu tắm nước lạnh sẽ khiến các mạch máu bị co thắt gây nên cơn tai biến, đau tim đột ngột và nặng nhất là gây đột quỵ.

6. Ăn quá nhiều thịt động vật, ít rau củ quả

Theo các đánh giá, mức tiêu thụ rau xanh trong 30 năm qua ở Việt Nam không hề tăng, thậm chí còn giảm 10%, do chúng ta ăn quá nhiều thịt động vật, trung bình 1 người ăn tới 85g/ngày.

Chế độ ăn quá nhiều thịt, đồ ăn nhanh, dầu mỡ, nhưng lại ít rau củ quả chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì, huyết áp cao, tim mạch, xơ vữa động mạch,…. Và đây đều là các tác nhân gây tai biến mạch máu não, đột quỵ não.

7. Bật dậy ngay sau khi tỉnh giấc

Đột quỵ thường xảy ra lúc sáng sớm, một phần cũng do thói quen sau khi tỉnh giấc mọi người hay bật dậy ngay để đi vệ sinh hoặc thực hiện các hoạt động cá nhân khác. Tuy nhiên, điều này vô cùng nguy hiểm bởi cơ thể lúc này đang ở tư thế nằm đột ngột chuyển sang tư thế vận động, khiến huyết áp và nhịp tim thay đổi, cơ thể đang ở trạng thái nghỉ ngơi không kịp thích ứng với sự thay đổi đột ngột này, có thể dẫn đến đột quỵ.

Do đó, nên tập thói quen dành ít phút để nằm trên giường và thực hiện một vài động tác khởi động nhẹ như duỗi tay chân, xoa mặt,... để cơ thể dần quen với trạng thái mới và hoàn toàn tỉnh táo trước khi bước khỏi giường.

8. Lười thể dục

Việc tập thể dục đều đặn và thường xuyên sẽ giúp đánh tan mỡ thừa, giảm mỡ máu và giải độc cơ thể. Bên cạnh đó, nếu bạn đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và hạn chế nhiều bệnh khác tấn công.

9. Ngừi mùi thơm hóa chất thường xuyên

Nếu bạn thường xuyên ngửi mùi sơn, mùi mỹ phẩm, mùi nước hoa,... liên tục trong thời gian dài thì đây là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Bởi vì chúng thường chứa các thành phần tạo màu, tạo mùi hương, bảo quản, gây thiệt hại cho mô não và tổn thương hệ thần kinh khiến người bệnh dễ dàng bị đột quỵ hoặc gặp phải nhiều bệnh lý, triệu chứng khác như: viêm xoang, đau đầu, ung thư...

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X