Những nguyên nhân gây tim đập nhanh
Có rất nhiều nguyên nhân gây tim đập nhanh. Hầu hết các trường hợp là vô hại, tuy nhiên cũng có khi tim đập nhanh lại là dấu hiệu của vấn đề tim mạch.
Những nguyên nhân không liên quan đến tim mạch:
Cảm xúc mạnh: Bạn có thể cảm thấy tim đập thình thịch, đập nhanh những khi cảm thấy lo âu hay căng thẳng. Hoặc khi bạn hoảng loạn, sợ hãi,… những cảm xúc ấy cũng khiến tim bạn đập nhanh hơn.
Hoạt động thể chất: Hoạt động với cường độ cao, vận động nhiều cũng có thể làm cho tim đập nhanh.
Một số tình trạng bệnh: Tuyến giáp hoạt động quá mức, đường huyết thấp, huyết áp thấp, sốt, cơ thể mất nước… cũng có thể làm tim đập nhanh hơn bình thường.
Tim đập nhanh có thể không liên quan đến vấn đề tim mạch, hoặc là triệu chứng của bệnh về tim
Thay đổi nội tiết: Việc thay đổi hormone khi mang thai, trong kỳ kinh nguyệt hoặc thời kỳ tiền mãn kinh có thể gây ra đánh trống ngực. Tình trạng này có thể được cải thiện hoặc biến mất khi hệ nội tiết ổn định trở lại. Trong khi mang thai, gặp hiện tượng tim đập nhanh, đánh trống ngực rất có thể là do thiếu máu.
Thuốc và các chất kích thích: Nhiều loại thuốc có thể gây nhịp tim nhanh, chúng có thể làm cho tim đập nhanh hơn, mạnh mẽ hơn so với bình thường. Ví dụ như thuốc điều trị hen suyễn, thuốc điều trị tuyến giáp, thuốc phòng ngừa rối loạn nhịp tim, các thuốc không cần đơn như thuốc cảm cúm, caffeine, nicotine có trong thuốc lá, rượu,… cũng gây hồi hộp, làm nhịp tim nhanh.
Nguyên nhân liên quan đến vấn đề tim mạchBiểu hiện tim đập nhanh có thể là triệu chứng của rối loạn nhịp tim, liên quan đến nguy cơ của một cơn đau tim, bệnh về mạch vành hoặc các yếu tố về bệnh mạch vành, có vấn đề về suy tim, van tim hoặc cơ tim, … Hãy đến gặp bác sỹ nếu bạn thấy tim đập nhanh, xuất hiện kèm theo các biểu hiện như đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi, choáng váng…
Ai có nguy cơ bị nhịp tim nhanh?- Những người thường xuyên lo lắng hay hoảng loạn, những người làm việc căng thẳng cao thường có nguy cơ bị nhịp tim nhanh. Ngoài ra, những người dùng các loại thuốc hoặc các chất kích thích nào đó cũng có nguy cơ bị bệnh.
- Những người có các vấn đề về tim như chứng rối loạn nhịp tim, suy tim, bệnh về van tim, cơ tim… hoặc các vấn đề ngoài tim như rối loạn hoạt động của tuyến giáp…
- Phụ nữ đang mang thai, có kinh nguyệt, hoặt tiền mãn kinh cũng có thể có nguy cơ bị nhịp tim nhanh do những thay đổi về nội tiết tố. Và trong quá trình mang thai hiện tượng tim đập nhanh đôi khi có thể do thiếu máu.
Để điều trị rối loạn nhịp tim nhanh bạn cần loại bỏ được nguyên nhân
gây bệnh, kết hợp với điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng: Cần bỏ
thuốc lá, hạn chế căng thẳng và các chất kích thích (cồn, caffeine…) và
ăn các thực phẩm tốt cho tim (cá, rau xanh, ngũ cốc…).
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình