Hotline 24/7
08983-08983

Người bệnh u tuyến yên nên ăn gì, kiêng gì?

Thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trong việc hỗ trợ giảm thiểu nhiều bệnh lý cũng như nâng cao sức khỏe của người bệnh. Với mỗi bệnh đều sẽ có những thực phẩm mà người bệnh nên ăn và kiêng ăn. Nếu như người bệnh ăn uống khoa học sẽ giúp cho quá trình điều trị nhanh chóng và chính xác hơn khá nhiều.

1. Suy tuyến yên là bệnh gì?

Tuyến yên nằm dưới não, nơi tổng hợp nhiều hormone quan trọng nhằm kích thích, điều hòa hoạt động của các tuyến trong cơ thể như tuyến thượng thận, tuyến giáp hay cơ quan sinh dục sản xuất hormone khác. Suy tuyến yên là tình trạng cơ quan này hoạt động yếu đi, khiến hormone tuyến yên sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu cần thiết của cơ thể.

Suy tuyến yên là bệnh lý khá hiếm gặp, do đó ít người biết đến căn bệnh này cũng như hiểu rõ về triệu chứng, nguyên nhân và tiến triển bệnh. Một vấn đề nữa khiến việc phát hiện sớm và điều trị suy suy tuyến yên gặp khó khăn do căn bệnh này thường tiến triển âm thầm, từ từ. Khi suy tuyến yên ở mức độ nào đó, ảnh hưởng đến các tuyến mới rõ ràng và triệu chứng lúc này mới xuất hiện nhiều.

2. Nguyên nhân gây suy tuyến yên là gì?

Bệnh lý suy tuyến yên có các nguyên nhân gây ra như:

- Bệnh lý nhiễm khuẩn: Viêm não, viêm màng não do vi khuẩn, bệnh giang mai, nấm, lao,…

- Hoại tử tuyến yên sau sinh: Có thể do chảy máu quá mức, rối loạn tuần hoàn, nhiễm khuẩn nặng, sốc,… trong thời gian sinh và sau sinh có thể gây hoại tử tuyến yên. Tình trạng hoại tử này sẽ gây chết tế bào tuyến yên vĩnh viễn, từ đó làm suy giảm hoạt động của cơ quan này.

- Nghẽn mạch máu hoặc giảm cung cấp oxy: Chấn thương sọ não ở vùng liên quan hoặc ảnh hưởng lưu thông máu, chảy máu não, bệnh lý khác như viêm động mạch thái dương, nghẽn mạch trong xoang, phồng động mạch cảnh,… cũng có thể dẫn đến suy tuyến yên.

- Nhồi máu trong tuyến yên, tình trạng này khá hiếm gặp, chủ yếu ở bệnh nhân bị thoái hóa mạch máu hoặc tiểu đường.

- Những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến suy tuyến yên được xác định bao gồm: xạ trị vùng dưới đồi tuyến yên hoặc phẫu thuật tuyến yên, tiền sử chấn thương nền sọ, nhiễm trùng não, não úng thủy, đột quỵ, dị dạng mạch máu não,…

Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị suy tuyến yên và sức khỏe cơ thể bị đe dọa do thiếu hụt hormone của cơ quan này sản xuất. Do đó, hiểu biết về bệnh là cần thiết để chủ động phòng ngừa và phát hiện sớm.

Xem thêm: Điều trị u tuyến yên có mấy cách?

3. Triệu chứng bệnh suy tuyến yên

Đặc điểm bệnh suy tuyến yên tiến triển khá âm thầm, triệu chứng mờ nhạt và dễ nhầm lẫn. Hầu hết bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng trong giai đoạn sớm và phát triển, chỉ đến khi suy tuyến yên ở mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các cơ quan mới thấy rõ. 

Tùy vào mức độ suy tuyến yên cũng như cơ quan bị ảnh hưởng mà người bệnh sẽ có triệu chứng khác nhau, thường gặp như:

- Triệu chứng do giảm chuyển hóa: Suy tuyến yên làm giảm hormone kích thích tuyến giáp - tuyến sản sinh ra hormone chính tham gia vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Vì thế, bệnh nhân suy tuyến yên có thể có triệu chứng giảm chuyển hóa như: táo bón, cơ thể yếu, hay mệt mỏi, thường xuyên bị đầy hơi, tăng cân,…

- Triệu chứng ở tinh hoàn: Triệu chứng suy tuyến yên ở cơ quan sinh sản khá thường gặp, rối loạn chức năng tinh hoàn do thiếu hụt hormone điều hòa từ tuyến yên sẽ gây các vấn đề về sản xuất và chất lượng tinh trùng, khả năng cương dương,…

- Triệu chứng ở buồng trứng: Buồng trứng là nơi sản xuất, nuôi dưỡng và tích trữ trứng đảm bảo cho chức năng sinh sản của nữ giới. Bệnh suy tuyến yên sẽ làm giảm hoạt động của buồng trứng, giảm hormone sinh dục và từ đó gây ra các triệu chứng như: khô âm đạo, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, đau khi giao hợp, giảm ham muốn tình dục,…

- Triệu chứng ở tuyến thượng thận: Hormone tuyến yên sản xuất có vai trò điều hòa hoạt động của tuyến thượng thận, vì thế suy tuyến yên cũng gây triệu chứng cho tuyến thượng thận này. Cụ thể, bệnh nhân có những triệu chứng như: chóng mặt khi đứng, yếu người, cảm thấy mệt mỏi, đau vùng eo, dạ dày,…

Ở trẻ nhỏ, suy tuyến yên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của cơ thể cũng như hoạt động của nhiều cơ quan liên quan. Triệu chứng bệnh và biến chứng cũng thường nặng nề hơn so với người lớn nên phát hiện bệnh sớm để điều trị và vô cùng quan trọng. Cụ thể, trẻ nhỏ bị suy tuyến yên sẽ gặp các triệu chứng sau:

- Vàng da, vàng mắt ở trẻ sơ sinh.

- Đường huyết thấp.

- Dương vật nhỏ ở trẻ sơ sinh nam, đến tuổi dậy thì suy tuyến yên sẽ làm giảm phát triển kích thước dương vật.

- Chán ăn, sụt cân.

- Chậm đến tuổi dậy thì hoặc không đến.

- Thường xuyên bị đau đầu dữ dội, giảm thị lực hoặc mắt nhìn đôi.

- Mặt sưng do tích nước.

- Nhạy cảm với nhiệt độ lạnh.

- Người thấp.

Triệu chứng suy tuyến yên xuất hiện cho thấy sự thiếu hụt hormone nghiêm trọng, lúc này cần sớm đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Xem thêm: 7 biến chứng có thể mắc phải khi phẫu thuật nội soi u tuyến yên qua đường xương bướm

4. Dinh dưỡng cho người bệnh tuyến yên

a. U tuyến yên nên ăn gì?

Để cải thiện chức năng cũng như cân bằng lại lượng hormone trong cơ thể thì việc điều trị tuyến yên vô cùng quan trọng. Với những người bị u tuyến yên nên ăn những thực phẩm gồm:

- Tảo biển, cá biển, ghẹ, cua, tôm… vì trong những thực phẩm này chứa khá nhiều Iod tự nhiên, nó vô cùng tốt trong việc sản sinh ra những hormone cần thiết cho cơ thể.

- Những thực phẩm ít chất béo và dễ tiêu hóa như súp, cháo, nước hoa quả… sẽ giúp cho cơ thể tiếp nhận được dễ dàng hơn.

- Không nên ăn một bữa no mà hãy chia thành nhiều bữa nhỏ hàng ngày. Như vậy, sẽ giúp người bệnh thoải mái hơn và khi cơ thể bị suy nhược cũng sẽ tiếp nạp được nhiều năng lượng hơn.

- Thực phẩm chứa nhiều calo như thịt lợn, bò, gà… sẽ cung cấp thêm năng lượng trong quá trình hoạt động.

- Đồ ăn phải được nấu chín và nên ăn ấm. Không nên ăn quá nguội hay quá nóng.

- Không nên ăn đồ sống, tái để tránh ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

- Uống nhiều nước mỗi ngày cũng chính là một cách giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, nên ăn nhiều rau xanh, củ, quả… để tránh bị táo bón.

b. U tuyến yên nên kiêng ăn gì?

- Những thực phẩm từ đậu nành: Trong đậu nành nhất là sữa đậu, váng đậu, đậu phụ… đều chứa những chất khiến Iod hấp thụ được vào cơ thể, từ đó sản sinh những hormone liên quan đến tuyến giáp. Với những người bị u tuyến yên cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Vì vậy, không nên ăn để tránh tình trạng bệnh phức tạp hơn.

- Rau họ cải: Trong rau cải có chứa những chất cản trở khả năng hoạt động của tuyến yên, vì vậy người bệnh không nên ăn.

- Đồ ăn được chế biến sẵn: Trong đồ ăn nhanh luôn chứa 1 lượng calo rỗng cùng chất phụ gia không tốt cho sức khỏe. Khi hấp thụ, sẽ gây nên một số bệnh lý nhất định. Ngoài ra, còn chứa nhiều chất béo ảnh hưởng đến quá trình điều trị tuyến yên, tuyến giáp.

- Nội tạng: Trong nội tạng động vật chứa nhiều axit béo có thể làm gián đoạt khả năng hoạt động của tuyến giáp. Tim, thận, gan, lòng… đều có chứa những chất này vì thế mà không nên tiêu thụ quá nhiều.

- Chất xơ và đường: Khi cơ thể dung nạp quá nhiều chất xơ sẽ khiến ho quá trình hấp thụ thuốc giảm xuống, điều trị khó khăn hơn. Ngoài ra, đường cũng là tác nhân làm cơ thể bị quá tải khi phải chuyển hóa đường thành năng lượng.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X