Hotline 24/7
08983-08983

Người bệnh dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Phần lớn những người bệnh không biết khi bị đau dạ dày nên ăn và không nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi. Bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày cần chú ý đặc biệt tới chế độ ăn uống mỗi ngày, bởi khi chọn sai thực phẩm sẽ có thể làm căn bệnh này trở nên trầm trọng hơn.

Theo Hội khoa học Tiêu hóa tại Việt Nam, số lượng người có nguy cơ mắc bệnh dạ dày tại Việt Nam lên tới 70%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh đau dạ dày hiện nay như trào ngược dạ dày, viêm loét Hp dạ dày, viêm hang vị, axit dạ dày,… là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ, thiếu khoa học. 

Hơn nữa, bệnh có nguy cơ tái phát cũng một phần do chế độ ăn uống của người bệnh không khoa học. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý trong việc nạp thực phẩm vào cơ thể.

1. Những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân đau dạ dày

a. Chuối - Trung hoà được hàm lượng axit trong dạ dày

Chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit, đồng thời còn giúp giảm nguy cơ viêm tấy hay sưng hoặc sưng phồng đường ruột. Chuyên gia đã chứng minh trong chuối có chất kali sẽ giúp giảm huyết áp, và khống chế lượng natri (chất này gây tăng huyết áp, làm tổn hại tới mạch máu). Đặc biệt, chất pectin đã được tìm thấy trong quả chuối là dạng chất xơ hòa tan rất có lợi với người mắc phải rối loạn tiêu hóa và mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.

b. Mật ong kết hợp với nghệ - Bài thuốc khắc phục đau dạ dày dân gian rất phổ biến

Một trong những bài thuốc dân gian mà nhiều người vẫn thường sử dụng là dùng tinh bột nghệ kết hợp mật ong để khắc phục đau dạ dày. 

Theo chuyên gia, mật ong chứa các loại vitamin B, E, khoáng chất có tác dụng làm lành tổn thương do viêm loét. Lượng lớn chất chống oxy hóa còn giúp mật ong vừa có tác dụng sát trùng vừa loại bỏ vi khuẩn gây hại cho dạ dày, điển hình là vi khuẩn HP.

Bên cạnh đó, mật ong còn có tác dụng là giảm nồng độ axit dạ dày, ngăn ngừa tình trạng bào mòn niêm mạc dạ dày.

Người bệnh có thể sử dụng mật ong kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau, tuy nhiên phổ biến là dùng mật ong với bột nghệ để giảm đau dạ dày, kháng viêm, làm lành tổn thương tại vùng viêm loét.

c. Táo - Hỗ trợ giảm các triệu chứng tiêu chảy

Táo có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, và hỗ trợ giảm các triệu chứng tiêu chảy, đồng thời loại trái cây này sẽ cung cấp kali, calo,… cho cơ thể. Lớp ngoài vỏ táo có chứa pectin - một loại sợi thiên nhiên, nó có tính hòa tan, giãn nở khi gặp phải nước, đồng thời có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày cũng như đường ruột, điều đó giúp cho quá trình bài tiết được thuận lợi hơn. Táo cũng rất hữu ích với người bị táo bón. Để có thể tránh cho hệ tiêu hóa sẽ phải làm việc quá tải trong khi chống chọi với những cơn đau dạ dày, chúng ta có thể làm một ly sinh tố táo hoặc các món mứt táo mà mình yêu thích.

d. Người bị đau dạ dày nên bổ sung canh trong những bữa ăn

Những người bị đau hoặc viêm loét dạ dày hãy thường xuyên nấu các loại canh/soup. Nguyên nhân là do thức ăn đã được nấu chín, sẽ không gây ra áp lực với hệ tiêu hóa đồng thời giảm thiểu chất béo sẽ hấp thụ vào cơ thể.

e. Nước dừa

Nước dừa là loại nước được xếp hạng thứ 2 trong nhóm các chất lỏng tinh khiết chỉ đứng sau nước tinh khiết. Nước dừa có chứa nhiều các hoạt chất điện phân và các chất khoáng có tác dụng tốt cho cơ thể, nó giúp giảm các vấn đề về tiết niệu cũng như có khả năng tiêu diệt được các vi khuẩn đường ruột.

f. Gừng - cải thiện chức năng tiêu hóa

Việc bổ sung gừng thêm vào thực đơn sử dụng hàng ngày như uống trà gừng hay ăn một vài lát gừng sống sẽ giúp bạn có thể cải thiện chức năng tiêu hóa. Đây cũng là một trong các cách đơn giản nhất giúp đẩy lùi tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.

g. Cây thì là

Trong cây thì là có chứa nhiều anethole, loại chất này có tác dụng kích thích được việc tiết dịch vị và dịch tiêu hóa. Cây thì là cũng là nguồn cung cấp phong phú axit aspartic, nó giúp chống đầy hơi.Đó là lý do mà tại sao nhiều người lại có thói quen nhai loại hạt thì là này sau bữa ăn.

h. Sữa chua

Sữa chua cung cấp rất nhiều probiotic, loại này vốn chịu trách nhiệm rất nhiều hoạt động trong ruột, phải kể đến như sản sinh lactase hay tiêu diệt vi khuẩn gây hại và cải thiện được các chức năng tiêu hóa.

i. Cây bạc hà

Bạc hà thường được dùng để hỗ trợ điều trị cho các chứng khó tiêu, cơn đau bụng bất ngờ hay chứng ợ nóng và bị đầy hơi. Ngoài ra, bạc hà cũng có các tác dụng khác như : kích thích sự ngon miệng hay đẩy lùi cơn buồn nôn và các chứng đau đầu. Thêm vào nữa, trà bạc hà cay còn có thể giúp hỗ trợ giảm đau họng.

j. Đậu bắp

Đậu bắp là loại quả rất phổ biến trong những ngày hè, loại quả này được các chuyên gia cho rằng nó là thực phẩm vàng trong việc bảo vệ cũng như chăm sóc cho dạ dày. Đậu bắp có chứa nhiều chất như carotene, vitamin B, C, E, pectin và các hoạt chất khác, là các chất dinh dưỡng có nhiều tác dụng giúp bổ dưỡng cho cơ thể hơn nữa còn đặc biệt có tác dụng tốt cho dạ dày.

Điều đặc biệt nhất ở trái đậu bắp chính là chất nhầy trong loại quả này mà chúng ta nhận biết được chúng khi ăn, đây cũng chính là chất protein kết dính và cộng thêm nhiều chất như polysaccharides, pectin và một số chất khác giúp cho việc làm lành các vết viêm loét trong dạ dày một rất cách tuyệt vời. Loại Protein kết dính trong loại quả đậu bắp này được cho là có khả năng sẽ bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày đồng thời có khả năng chống lại các nguy cơ gây tổn thương tới niêm mạc trong dạ dày.

Xem thêm: Chế độ ăn cho người bị thoái hoá khớp, đau nhức

2. Người bệnh đau dạ dày nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho dạ dày được liệt kê ở trên, người mắc bệnh đau dạ dày cũng phải chú ý đến các loại thức ăn nên tránh hoặc hạn chế sử dụng để không làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

a. Thực phẩm cay nóng

Những loại thức ăn cần tránh đầu tiên là thực phẩm cay nóng như ớt, mỳ cay, kim chi, mù tạt, hạt tiêu, sa tế… Theo các chuyên gia tiêu hóa, thực phẩm cay nóng làm cho lượng acid dạ dày tăng lên và tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, thực phẩm cay nóng còn có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày, theo đó, tình trạng đau dạ dày càng nặng nề hơn.  

b. Thực phẩm lên men, có vị chua

Thực phẩm lên men, có vị chua sẽ làm cho nồng độ acid dạ dày tăng lên và lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương. Do đó, khi bị đau dạ dày kèm theo các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, người bệnh không nên ăn các loại như: dưa muối, cà muối, kim chi, khế, chanh, me, kiwi,…

c. Thực phẩm giàu chất béo

Thực phẩm giàu chất béo không tốt cho sức khỏe của con người, đặc biệt là người bị đau dạ dày. Theo chuyên gia, những loại thực phẩm này sẽ gây mất cân bằng pH, ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa, gây nên tình trạng táo bón.

Thực phẩm chứa chất béo no như thịt mỡ, khoai tây/khoai lang chiên, dầu động vật, hô mai, bơ,… làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương hoặc thấp khớp, thậm chí ung thư. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này cũng làm cho hệ tiêu hóa vận động quá mức. Vì vậy bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày nên hạn chế ăn các thực phẩm trên.

d. Thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, nước ngọt, socola,… giúp thỏa mãn cảm giác và tinh thần vô cùng thoải mái. Thế nhưng, những loại này lại không làm cho dạ dày dễ chịu, ngược lại, chúng khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu không sử dụng đường đúng cách và đủ lượng có thể gây nên nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn: đau dạ dày dữ dội, buồn nôn và nôn nhiều. Để tình trạng bệnh không diễn tiến theo chiều hướng xấu, người bệnh nên hạn chế ăn những loại thực phẩm có hàm lượng đường cao như: sữa đặc, sô cô la, kẹo, bánh quy, bánh kem, nước sốt BBQ,…

3. Một số lưu ý khác cho người bệnh đau dạ dày

Bên cạnh việc chú ý đau dạ dày nên ăn và kiêng gì, người bệnh cũng cần phải lưu ý đến chế độ sinh hoạt hợp lý để góp phần giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày gây ra:

- Tránh căng thẳng thần kinh, stress, tâm lý thoải mái, không lo lắng và suy nghĩ quá nhiều.

- Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, không để quá đói, hạn chế ăn quá no, giờ giấc ăn uống không được thất thường.

- Giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi, nhất là thời tiết giao mùa khi bị bệnh đau dạ dày.

- Quan tâm đến vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng và nghỉ ngơi, thể dục thể thao là cách giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.

- Bên cạnh đó phải áp dụng các biện pháp điều trị bệnh dạ dày theo chỉ định của bác sỹ phù hợp để tình trạng bệnh được cải thiện.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X