Hotline 24/7
08983-08983

Ngăn ngừa hình thành cục máu đông hậu COVID-19, giải pháp nào hiệu quả?

Cục máu đông là “thủ phạm” quan trọng đưa đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi. Trong khi đó, việc nhiễm virus SARS-CoV-2 thúc đẩy quá trình hình thành cục máu đông cao hơn. Làm thế nào để ngăn ngừa, điều trị cục máu đông hậu COVID-19 hiệu quả? Thắc mắc này đã được BS.CK2 Vũ Minh Đức giải đáp trong bài viết dưới đây.

Phần 1: Mắc COVID-19 làm gia tăng nguy cơ đột quỵ gấp 3 lần

1. Hậu COVID-19, làm sao để nhận biết bản thân có nguy cơ hình thành cục máu đông không?

Thưa BS, làm sao để nhận biết minh có nguy cơ hình thành cục máu đông, tắc mạch hậu COVID-19?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Hậu COVID-19, chúng ta có thể khảo sát để biết nguy cơ cục máu đông của bản thân. Chúng ta sẽ có 2 vấn đề, thứ nhất là triệu chứng lâm sàng và thứ hai là dưới lâm sàng.

Về lâm sàng có thể xuất hiện triệu chứng như khó thở, đau ngực, cảm giác lạnh một vùng nào đó (ví dụ chân, tay). Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng để tìm hiểu đó là dấu hiệu cục máu đông ở tim, phổi hay não hay mạch máu ngoại biên. Do đó, nếu bệnh nhân hậu COVID-19 nếu thấy triệu chứng bất thường mà liên quan đến tắc mạch thì nên đi khám bác sĩ.

Để kiểm tra xem có hiện tượng tăng đông không, bác sĩ sẽ dựa vào thực hiện 2 xét nghiệm. Thứ nhất là xét nghiệm công thức máu để kiểm tra số lượng tiểu cầu có vượt quá 400 không. Trong thực tế, tôi đã chứng kiến có những ca tăng lên 700-800. Xét nghiệm thứ hai là D-Dimer - một trong những xét nghiệm đặc trưng để phát hiện cục máu đông trong máu. Từ đó sẽ có thái độ chẩn đoán cũng như điều trị hợp lý.

BS.CK2 Vũ Minh Đức gần 30 năm kinh nghiệm trong ngành y, từng tu nghiệp  và tham gia các hội nghị Tim mạch quốc tế tại Singapore, Thái Lan, Malaysia, Ấn độ, Cộng hòa Czech Republic, Đức, Ý

2. Hậu COVID-19, ai cần khám, kiểm tra cục máu đông?

Hậu COVID-19, để phát hiện cục máu đông, nhóm người nào cần khám, làm xét nghiệm và nhóm người nào không cần thiết?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Trước đây nhiều người cho rằng, tuổi trẻ thì không có gì phải lo lắng và khi nào có triệu chứng mới cần đi khám. Tuy nhiên, trong khoảng 2 tháng qua, tôi đã tiếp cận với nhiều bệnh nhân, tình cờ khám hậu COVID-19 mặc dù không có triệu chứng bất thường nhưng xét nghiệm D-Dimer phát hiện chỉ số rất cao hoặc có một vài kết quả xét nghiệm bất thường.

Như vậy, tôi chia thành 2 trường hợp. Thứ nhất, những ai quan tâm đến sức khỏe đều có thể kiểm tra hậu COVID-19 sau khi lành bệnh khoảng 2 tuần. Bác sĩ cũng sẽ có những công cụ, phương thức để tiết kiệm nhất cho bạn và có thể rà soát được những nguy cơ lớn nhất về cục máu đông. Thứ hai, những người từng có bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh mạch vành… hoặc bệnh lý huyết học đang điều trị, sau khi khỏi bệnh COVID-19 2 tuần có thể đi khám, kiểm tra sức khỏe, không cần chờ đến lịch hẹn khám định kỳ.

3. Hậu COVID-19 có làm cản trở kết quả đánh giá của các xét nghiệm?

Tình trạng hậu COVID-19 mà nhiều người gặp phải hiện nay liệu có cản trở kết quả đánh giá của các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh? Nếu có, người bệnh cần làm gì để khắc phục vấn đề này ạ?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Theo tôi, những sai số này không đáng kể. Bởi trong y khoa, bác sĩ còn dựa vào triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán một bệnh lý. Ví dụ, khi xảy ra cục máu đông gây hiện tượng tắc mạch, bác sĩ phải kiểm tra cục máu đông đang tắc ở đâu và xử trí tình huống đó.

Hơn nữa, bác sĩ đều phải đánh giá tình trạng hiện tại cũng như tiền sử bệnh lý của bệnh nhân (cục máu đông trong giai đoạn mắc COVID-19 hay hậu COVID-19; cục máu đông do hiện tượng rung nhĩ từ bệnh nhân rung nhĩ gây ra; bệnh nhân hẹp van 2 lá có cục máu đông; hoặc bệnh nhân bị cường giáp có rung nhĩ và cũng có cục máu đông…) để xử trí cả hai cho tốt nhất.

4. Cục máu đông sẽ được điều trị như thế nào?

Nếu chẳng may thực sự phát hiện cục máu đông, bác sĩ sẽ xử trí cục máu đông này như thế nào để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm như đột quỵ xảy ra?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Nếu có cục máu đông chúng tôi sẽ chia thành 2 tình huống:

Thứ nhất, cục máu đông gây ra tình trạng cấp tính, nguy kịch cho bệnh nhân, ví dụ như thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ tổn thương tắc mạch máu não, nhồi máu não… cần được xử trí tích cực theo các phác đồ điều trị.

Thứ hai, người bệnh tình cờ phát hiện cục máu đông bằng những test như công thức máu như D- D-Dimer, không có triệu chứng sẽ điều trị bằng những phác đồ, thuốc chống đông để phá vỡ cục máu đông, ngăn ngừa không để cho cục máu đông gây ra sự cố ở các cơ quan như vừa nêu, kể cả mạch máu ngoại biên.

5. Điều trị cục máu đông ở người mắc COVID-19 và người chưa mắc có khác gì nhau?

Việc điều trị cục máu đông trên người mắc COVID-19 liệu có gặp khó khăn, thử thách hơn so với người chưa mắc COVID-19? Cục máu đông có thể giải quyết hoàn toàn không, hay người bệnh phải chung sống suốt đời với nó ạ?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Đối với bệnh nhân có cục máu đông, dù đang nhiễm SARS-CoV-2 hay không, hoặc hậu COVID-19 cũng đều phải nhìn nhận đó là cục máu đông cần phải được “thống trị”. Chúng ta cần phải dùng thuốc chống đông để phá vỡ cục máu đông. Tuy nhiên, còn phải tùy theo tình trạng tăng đông của cơ thể và bệnh lý nền cũng như bệnh lý đi kèm như đái tháo đường, bệnh mạch vành, chúng ta có thể phá vỡ cục máu đông nhanh hay chậm, thời gian cần dùng là bao lâu.

6. Nhờ đâu Nattokinase có công dụng ngăn chặn cục máu đông?

Bên cạnh việc điều trị bằng các giải pháp trong y học hiện đại, nhiều người có xu hướng tìm đến sản phẩm từ thiên nhiên, nổi trội nhất là thành phần Nattokinase. Xin hỏi BS, Nattokinase có công dụng ra sao? Nhờ đâu mà thành phần này giúp ngăn chặn cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ, cơn đau thắt ngực?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Cục máu đông là những sợi fibrin bện lại cùng với tiểu cầu. Chúng ta cần những tác nhân trong y học để phá vỡ cục máu đông, nghĩa là phá vỡ sợi fibrin. Nattokinase là một chất đặc biệt có thể giúp phá vỡ sợi fibrin, nhờ đó có công dụng phá vỡ cục máu đông khi hình thành.

7. Citicoline và Dihydroquercetin có vai trò thế nào trong ngăn ngừa cục máu đông?

Ngoài thành phần chủ lực là Nattokinase, hiện nay Citicoline và Dihydroquercetin cũng đóng vai trò chủ chốt trong sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa, làm tan cục máu đông.

- BS có thể giải thích để khán thính giả hiểu thêm, Citicoline và Dihydroquercetin hỗ trợ như thế nào trong việc ngăn chặn sự hình thành, “đánh tan” cục máu đông trong cơ thể?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Cục máu đông là một “nhân vật” nhỏ, nhưng lại làm cả thế giới lo sợ, đặc biệt là giai đoạn hậu COVID-19. Bởi cục máu đông có thể gây tắc bất kỳ mạch máu nào, đặc biệt là mạch máu nguy kịch. Vì vậy, chúng ta phải có nhiều giải pháp khác nhau. Khi có cục máu đông ngáng đường, dòng máu không chảy trơn tru được nữa. Điều đầu tiên, chúng ta cần phải phá vỡ cục máu đông, sau đó cần có những dưỡng chất đặc biệt để nuôi vị trí bị tổn thương do tắc nghẽn, và cuối cùng là bảo vệ các vị trí xung quanh khu vực bị tổn thương.

Trong một bệnh lý có cục máu đông sẽ có 3 giải pháp:

- Thứ nhất là chất Nattokinase phá vỡ cục máu đông.

- Thứ hai là Dihydroquercetin - một chất đặc biệt lấy từ cây thông, làm phát triển vi mạch máu, cung cấp mạch máu theo con đường nhỏ để nuôi dưỡng những bộ phận bị thiếu cung cấp máu do tắc cục máu đông.

- Thứ ba là Citicolin giúp bảo vệ những tế bào. Sở dĩ chúng ta cần bảo vệ màng tế bào là bởi nếu cục máu đông thuyên tắc có thể ảnh hưởng tính mạng của những tế bào còn lại. Vì vậy cần phải tìm cách bảo vệ các tế bào còn lại bằng cách bao bọc thật tốt.

Như vậy, khi kết hợp bộ 3 Nattokinase, Citicoline và Dihydroquercetin để tối ưu hóa việc điều trị cục máu đông thuyên tắc mạch máu.

- Và vì sao khi kết hợp bộ 3: Nattokinase, Citicoline và Dihydroquercetin lại có tác dụng hiệp đồng, ngăn ngừa và cải thiện - làm giảm kích thước cục máu đông - nguyên nhân cơ bản dẫn đến đột quỵ?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Nhiều người đang hiểu nhầm là cả 3 thành phần Nattokinase, Citicoline và Dihydroquercetin đều “lao” vào phá vỡ cục máu đông. Nhưng thực tế, đây là bộ 3 mà mỗi thành phần đều thực hiện chức năng riêng biệt, hay nói nôm na mỗi “anh chàng” đều có sở trưởng của mình. Như tôi đã nói, Nattokinase có “vũ khí” để phá vỡ cục máu đông, còn Dihydroquercetin giúp phát triển mạch máu nhỏ, những mạng lưới mạch máu ti li để nuôi dưỡng vùng - cơ quan - mô đằng sau vị trí bị tắc, và Citicoline có nhiệm vụ bảo vệ những tế bào xung quanh chỗ tắc.

Hiện nay, chất Dihydroquercetin được nhiều người quan tâm. Đây là một chất nuôi dưỡng mô, tế bào ở sau chỗ bị tắc, chiết xuất đặc biệt từ cây thông. Tại Nga đã có 600 nghiên cứu về chất này, cho thấy Dihydroquercetin chống oxy hóa, chống viêm, làm cho những mạch máu bị tổn thương do SARS-CoV-2 nhanh lành, không hình thành cục máu đông. Ngoài ra, nó còn tạo thành những mạng lưới nhỏ li ti để nuôi dưỡng mô và tế bào. Đặc biệt, nó còn tăng sinh collagen để bảo vệ lòng mạch máu bền vững hơn. Một ưu điểm của Dihydroquercetin đó là chống tạo thành mảng xơ vữa - bằng cách ngăn chặn LDL Cholesterol - mỡ xấu trong máu.

Với Citicoline đã có 4 nghiên cứu ở Hoa Kỳ, người ta ghi nhận rằng, nếu sử dụng tích cực Citicoline - một chất bảo vệ màng tế bào, nhất là trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi xảy ra hiện tượng thuyên tắc mạch máu não có thể cải thiện, hồi phục dấu hiệu thần kinh khu trú cho bệnh nhân tai biến não do thuyên tắc cục máu đông ở mạch máu não.

Cảm ơn Nhãn hàng Nattospes Platinum đã đồng hành cùng chương trình!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X