Hotline 24/7
08983-08983

Nên tiêm loại vắc xin nào để phòng ung thư cổ tử cung?

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe sinh sản, thậm chí tính mạng của phụ nữ. Việc tiêm phòng càng sớm, ngay khi có thể sẽ giúp cơ thể tạo ra miễn dịch sớm và bền vững, cùng khả năng bảo vệ cơ thể hiệu quả tối ưu, duy trì lâu dài trước sự tấn công của virus HPV – thủ phạm gây ra nhiều bệnh ung thư nguy hiểm, trong đó có ung thư cổ tử cung. Những lợi ích khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung ngay khi có thể là:

Phòng ngừa hiệu quả: Vắc xin HPV giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus HPV, từ đó ngăn ngừa các bệnh đường sinh dục và ung thư cổ tử cung. Khi tiêm chủng sớm, đặc biệt là trước khi có sự tiếp xúc với virus qua đường tình dục, hiệu quả bảo vệ của vắc xin có thể đạt mức tối ưu.

Bảo vệ sức khỏe lâu dài: Miễn dịch sau khi tiêm phòng có thể kéo dài nhiều năm.

Tiêm càng sớm càng tốt: Hiệu quả của vắc xin sẽ cao hơn nếu tiêm phòng ở độ tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt là từ 9 – 14 tuổi, trước khi có quan hệ tình dục.

Ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: Ngoài ung thư cổ tử cung, HPV còn gây ra các bệnh khác như mụn cóc sinh dục, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, các tổn thương tiền ung thư/loạn sản… Do đó, vắc xin HPV có thể ngăn ngừa được các bệnh lý nguy hiểm do virus HPV gây ra.

Tiết kiệm chi phí điều trị: Việc chích ngừa ung thư cổ tử cung thông qua tiêm vắc xin là phương pháp tiết kiệm chi phí dành cho việc điều trị bệnh khi đã mắc phải. Chi phí điều trị ung thư cổ tử cung có thể rất cao và bao gồm nhiều giai đoạn điều trị kéo dài, chưa kể đến những tác động tâm lý và thể chất mà bệnh nhân phải chịu đựng trong suốt quá trình điều trị. Trong khi tiêm phòng là một biện pháp hiệu quả, đơn giản và tiết kiệm nhất.

Từ góc độ tâm lý và xã hội, việc tiêm phòng sớm mang lại sự yên tâm cho nhiều người, đặc biệt là bạn tình và những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, giảm thiểu những lo lắng về nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh.

Tăng cường sức khỏe cộng đồng: Khi nhiều người trong cộng đồng được tiêm vắc xin, khả năng lây lan của HPV sẽ giảm đáng kể. Điều này không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn góp phần tạo ra “miễn dịch cộng đồng”, giúp ngăn ngừa sự bùng phát của bệnh.
 

1. Nên tiêm loại vắc xin nào để phòng ung thư cổ tử cung?

Hiện nay, tại Việt Nam đang được cấp phép lưu hành 2 loại vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả là vắc xin Gardasil 4 và vắc xin Gardasil 9. Mặc dù có sự khác biệt nhất định về độ tuổi tiêm, lịch tiêm, tác dụng phòng bệnh… nhưng 2 loại vắc xin này đều có khả năng phòng ngừa ung thư cổ tử cung với hiệu quả cao. Do đó, người tiêm có thể chọn tiêm vắc xin Gardasil hoặc vắc xin Gardasil 9 đều được.

2. Đã quan hệ tình dục rồi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?

Vắc xin HPV được khuyến cáo sử dụng cho nam và nữ từ 9 - 45 tuổi, bất kể đã quan hệ tình dục hay chưa. Do đó, dù đã quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vắc xin HPV. Bởi HPV rất dễ tái nhiễm, dù cơ thể có thể tự đào thải virus thì vẫn có thể bị tái nhiễm trong những lần quan hệ sau đó. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể khi chưa được tiêm vắc xin không đủ bền vững để phòng nguy cơ tái nhiễm.

Bên cạnh đó, HPV có rất nhiều chủng khác nhau, mỗi chủng gây ra các bệnh lý nguy hiểm riêng. Việc đã nhiễm một chủng HPV không đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ miễn dịch chéo với các chủng khác. Do đó, tiêm HPV giúp bảo vệ khỏi nguy cơ tái nhiễm và lây nhiễm mới các chủng virus khác.

3. Đã bị nhiễm HPV có đăng ký tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?

Hoàn toàn có thể tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung ngay cả khi đã từng bị nhiễm HPV. Vắc xin HPV cung cấp khả năng bảo vệ chống lại nhiều chủng HPV phổ biến nhất, bao gồm cả chủng gây ung thư cổ tử cung. Việc đã nhiễm một chủng HPV không có nghĩa là cơ thể đã miễn dịch với tất cả các chủng khác. Tiêm vắc xin HPV giúp bảo vệ khỏi những chủng virus khác mà cơ thể chưa từng gặp trước đây, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm các chủng HPV đã nhiễm trước đây do nhiễm trùng HPV tự nhiên không sinh kháng thể bền vững.

4. Đang mang thai có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai. Dữ liệu về tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung cho phụ nữ mang thai còn hạn chế. Hiện tại, chưa có đủ dữ liệu để khẳng định sự an toàn và hiệu quả của vắc xin đối với phụ nữ mang thai và thai nhi. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy vắc xin HPV không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, những nghiên cứu này không đủ để đưa ra khuyến cáo tiêm vắc xin HPV trong thời kỳ mang thai.

Do đó, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, nên hoãn việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung cho đến khi hoàn tất quá trình mang thai. Sau khi sinh, có thể tiếp tục tiêm vắc xin để hoàn thành phác đồ tiêm chủng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu đã tiêm một hoặc nhiều mũi vắc xin HPV khi đang mang thai, hãy thông báo cho bác sĩ để được tư vấn cụ thể về việc tiếp tục tiêm chủng sau khi sinh.

5. Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có ảnh hưởng khả năng sinh sản không?

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng vắc xin HPV hoàn toàn an toàn và không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ hay kể cả đối với các cánh mày râu.

Ngược lại, vắc xin còn đóng vai trò như một “lá chắn” bảo vệ sức khỏe sinh sản, phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con khỏe mạnh. Vì vậy, phụ nữ có thể yên tâm tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung mà không cần lo lắng về bất kỳ tác dụng phụ nào liên quan đến sinh sản.

Tóm lại tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là một biện pháp pháp an toàn, hiệu quả và kinh tế để phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh lý nguy hiểm khác do HPV gây ra. Việc tiêm phòng không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần giảm gánh nặng cho xã hội.

Do đó, nam và nữ giới từ 9 - 45 tuổi nên chủ động tiêm phòng HPV đầy đủ, đúng lịch và tiêm càng sớm càng tốt trong độ tuổi khuyến cáo để phòng bệnh sớm, có được hiệu quả phòng bệnh cao, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình trước các bệnh lý nguy hiểm do HPV gây ra, đặc biệt là ung thư cổ tử cung.

6. Trung tâm tiêm chủng Bệnh viện Đồng Nai -2

Trung tâm tiêm chủng Bệnh viện Đồng Nai -2 là nơi cung ứng dịch vụ tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn cùng với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn, được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng.

Khi đến tiêm chủng, khách hàng sẽ được Bác sĩ chuyên khoa kiểm tra sức khỏe và tư vấn các mũi tiêm phù hợp với lứa tuổi. Đội ngũ điều dưỡng được đào tạo chuyên biệt về tiêm chủng cùng với sự chu đáo và nhiệt tình chăm sóc trẻ. 

Phòng tiêm với đầy đủ các trang thiết bị y tế đạt chuẩn chất lượng. Giá cả bình ổn và được niêm yết công khai. Không gian phòng chờ trước tiêm và sau tiêm rộng rãi, thoáng mát. Trung tâm tiêm chủng cũng có một khu vui chơi riêng đầy màu sắc cuốn hút, tạo sự thân thiện với trẻ, giúp trẻ hứng thú, vui vẻ trước và sau tiêm. Ngoài ra mẹ và bé còn có khu vực riêng nghỉ ngơi và cho bé “ti” để bé được thoải mái như đang ở nhà.

Đơn vị tiêm chủng tại Bệnh viện Đồng Nai -2 có các loại vắc xin và được nhập khẩu chính hãng từ các các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Đơn vị tiêm chủng cung cấp nhiều dịch vụ linh hoạt theo yêu cầu của khách hàng như: tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua vắc xin online…

Bên cạnh đó, Bệnh viện còn triển khai dịch vụ Gói vắc xin cho trẻ em giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Đặc biệt, khách hàng có thể thực hiện chính sách mua gói vắc xin trả góp không lãi suất giúp phần nào chia sẻ gánh nặng tài chính đối với khách hàng.

Trung tâm Tiêm chủng Bệnh viện Đồng Nai -2

Tầng 2 Bệnh viện Đồng Nai -2

Số điện thoại Bác sĩ tiêm chủng: 0896691115

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X