Hotline 24/7
08983-08983

Lấy lại khả năng vận động của đôi chân sau đột quỵ

Đột quỵ gây ra thiệt hại lớn trên cơ thể bệnh nhân cả về thể chất lẫn tinh thần, từ tê liệt, mất khả năng nói đến vận động. Tuy nhiên, hiện có rất nhiều bài tập hỗ trợ giúp người bệnh có thể tái hòa nhập vào các hoạt động trong cuộc sống.

Lấy lại khả năng vận động sau đột quỵ thường là một trong những thách thức lớn nhất và quan trọng nhất trong quá trình phục hồi chức năng của bệnh nhân.

Trong đó, tình trạng liệt nửa người hoặc tê liệt một bên cơ thể, cũng như những rối loạn thần kinh phổ biến khác xảy ra sau đột quỵ như mất thăng bằng, yếu cơ bắp, suy giảm nhận thức về không gian và phối hợp thể chất kém có thể khiến cho việc phục hồi trở nên khó khăn hơn.

Do đó, nhiều người sống sót sau đột quỵ cần sự trợ giúp của người thân, người chăm sóc hoặc các công cụ hỗ trợ thích hợp để lấy lại được sự cân bằng.

I. Đột quỵ gây cản trở gì đến việc đi lại?

Những người sống sót sau đột quỵ có thể bị ảnh hưởng khả năng đi lại như sau:

1. Mất thăng bằng

Giảm thăng bằng là một tình trạng người bệnh phải vật lộn rất nhiều sau đột quỵ, nó đe dọa đến sự an toàn khi đứng lên, đi lại mà không có người chăm sóc hoặc thiết bị hỗ trợ.

đột quỵ ảnh hưởng đi lạiĐột quỵ khiến cho bạn khó khăn hơn trong việc tự đi lại

2. Thay đổi dáng đi

Do sự suy yếu của chi dưới, cũng như sự gián đoạn của hệ thần kinh, các vấn đề về dáng đi có thể xảy ra, làm tăng thêm sự mất cân bằng về khớp và sức mạnh của cơ.

3. Mất nhận thức về không gian

Những người sau đột quỵ thường bị suy giảm nhận thức về phương hướng, vì vậy cần tránh những khu vực có cầu thang thiếu ánh sáng, đồ vật gây cản trở trong nhà để tránh các nguy cơ vấp ngã.

4. Mỏi cơ bắp

Do tác động của đột quỵ và ngay cả trong quá trình chuyển sang giai đoạn phục hồi chức năng, cơ bắp của bạn có thể trở nên yếu đi theo thời gian.

5. Thiếu sự phối hợp

Do ảnh hưởng của đột quỵ, các thông điệp truyền từ não đến bộ phận cơ thể thường bị nhầm lẫn dẫn đến các vấn đề về phối hợp.

II. Bài tập chân để phục hồi đột quỵ

1. Đứng và thăng bằng

Sự cân bằng và phối hợp thường bị mất sau đột quỵ. Điều này khiến cho các hành động đơn giản như đứng và đi lại trở nên khó khăn. Các bài tập đứng và giữ thăng bằng sẽ giúp bạn lấy lại chất lượng cuộc sống sau đột quỵ.

a. Đưa chân sang ngang

Khi thực hiện, bạn hãy đứng thẳng người và đặt tay lên bề mặt bàn hoặc bề mặt ổn định nào đó để tránh bị ngã.

Sau đó đung đưa một chân còn lại sang một bên, giữ vị trí này trong 10 giây. Từ từ hạ chân trở lại. Lặp lại vài lần, miễn còn sức rồi đổi chân.

b. Nâng cao đầu gối

Khi bạn đã thành thạo bài tập đầu tiên, hãy chuyển sang cấp độ trung bình tiếp theo.

Tương tự, bạn vẫn đứng thẳng người và tay bám vào một bề mặt ổn định. Sau đó, chuyển trọng lượng của bạn sang một chân và đưa chân kia lên trước mặt bạn, co đầu gối. Giữ tư thế này đếm đến 10 và từ từ hạ xuống trở lại. Lặp lại, sau đó đổi chân.

c. Đưa chân về phía sau

Cuối cùng, tiến tới cấp độ nâng cao. Lần này, đứng thẳng và chuyển trọng lượng của bạn sang một bên chân. Đung đưa chân kia ra phía sau lưng hết mức có thể. Giữ trong 10 giây và từ từ hạ xuống. Lặp lại và đổi chân.

2. Bắc cầu

Thường sau một cơn đột quỵ, hông và các nhóm cơ giúp việc đi đứng trở nên yếu ớt. Vì vậy, các bài tập bắc cầu sẽ giúp tăng cường khả năng vận động.

Giống như các bài tập đứng và giữ thăng bằng, các bài tập bắc cầu di chuyển theo từng giai đoạn để giúp lấy lại sức mạnh và khả năng phối hợp của bạn.

a. Trượt tường

Đối với bài tập này, bạn hãy dựa người vào một bức tường phẳng, sử dụng bức tường để nâng đỡ trọng lượng và lưng của bạn, từ từ uốn cong đầu gối để hạ người xuống. Giữ tư thế này trong 10 giây.

Sau đó, trượt trở lại, cho đến khi bạn ở tư thế đứng.

b. Trượt tường với bóng

Bài tập này thực hiện giống như trượt tường, tuy nhiên bạn cần đặt một quả bóng thể dục giữa bạn và tường khi uốn cong đầu gối vào tư thế ngồi xổm.

3. Vỏ sò (tập cơ hai bên đùi)

Nếu cẳng chân bị ảnh hưởng sau đột quỵ, việc tập cơ hai bên đùi có thể giúp tăng cường sức mạnh và sự phối hợp ở cẳng chân, tăng phạm vi chuyển động và kiểm soát.

a. Ngồi

Bạn ngồi và duỗi thẳng chân về phía trước, sau đó dùng khăn hoặc vải dài tạo vòng xung quanh một bàn chân. Dùng tay kéo nhẹ bàn đạp về phía cơ thể để kéo căng cơ bắp chân. Sau đó, thả tay nhẹ để chân trở về vị trí ban đầu. Tập đi tập lại nhiều lần.

b. Mở hông

Khi đã có được sự dẻo dai, bạn có thể tập mở hông. Đầu tiên, bạn nằm nghiêng và co đầu gối, đặt đầu gối này lên đầu gối kia. Sau đó, trong khi bạn giữ hai bàn chân lại với nhau, hãy nhấc đầu gối trên lên khỏi đầu gối dưới, giữ chúng cách xa nhau trong vòng 10 giây. Từ từ hạ thấp đầu gối trên của bạn trở lại. Trong khi thực hiện bài tập này, hãy đảm bảo rằng bạn không quay hông về phía sau.

c. Mở hông và đưa chân lên cao

Sau khi thành thạo bài tập trên, hãy đưa nó lên cấp độ tiếp theo bằng cách nâng đầu gối và mũi chân lên cao. Một lần nữa, giữ vị trí trong 10 giây rồi hạ nó trở lại. Lặp lại một vài lần để tăng sức mạnh và phạm vi chuyển động.

Nếu bạn đã bị đột quỵ, bạn có thể dễ dàng cảm thấy chán nản vì sự thiếu khả năng vận động và kiểm soát của mình. Do đó, các bài tập đột quỵ như thế này sẽ giúp bạn lấy lại sự kiểm soát đó và phục hồi sau tổn thương thần kinh do đột quỵ.

Tuy nhiên, với bất kỳ bài tập nào hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi bạn bắt đầu. Nếu cảm thấy đau, khó chịu gia tăng hoặc không cải thiện tình trạng, hãy dừng các bài tập này ngay lập tức và nói chuyện với bác sĩ của bạn nhé.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X