Hotline 24/7
08983-08983

Lái xe sau khi đột quỵ có an toàn không?

Việc lái xe đòi hỏi phải kết hợp tất cả các kỹ năng như trí như, khả năng tập trung, giải quyết tình huống,... Tuy nhiên, sau đột quỵ bệnh nhân có thể bị hạn chế bởi một số di chứng. Nếu muốn trở lại lái xe, họ cần lưu ý gì?

Sau khi bị đột quỵ, nhiều người rất háo hức việc trở lại lái xe. Vì nó chứng tỏ được sự tự chủ trong vấn đề đi lại của bệnh nhân, do đó không có gì ngạc nhiên khi những người sống sót sau đột quỵ muốn tự chạy xe hơn là dựa dẫm vào người khác.

Tuy nhiên, đột quỵ sẽ có những ảnh hưởng lâu dài khiến việc lái xe trở nên khó khăn hơn. Bệnh nhân có thể không nhận thức được tất cả các tác động của đột quỵ và có thể đánh giá sai khả năng lái xe an toàn của họ.

Cho nên, đây được coi là việc nguy hiểm mà nhiều bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên thực hiện ngay sau khi bị đột quỵ.

Sau đột quỵ việc lái xe của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn

I. Đột quỵ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng lái xe?

Sau khi đột quỵ bạn có thể bị ảnh hưởng đến khả năng lái xe theo nhiều cách, nó có thể là những thách thức về mặt thể chất, hay thay đổi nhận thức hoặc nhiều thách thức khác.

1. Thử thách về thể chất

Sau đột quỵ, bệnh nhân thường bị yếu hoặc tê liệt một bên cơ thể, tùy thuộc vào bên nào của não mà đột quỵ xảy ra. Hơn một nửa số người sống sót cũng phải trải qua những cơn đau sau đột quỵ.

Những thử thách nhỏ về thể chất có thể vẫn phù hợp với lái xe khi sử dụng thêm một số thiết bị hỗ trợ, tuy nhiên với những thử thách thể chất nghiêm trọng như tê liệt hoặc co cứng thì hoàn toàn không thể lái xe.

2. Nhận thức

Lái xe đòi hỏi sự kết hợp của các kỹ năng nhận thức, bao gồm trí nhớ, khả năng tập trung, giải quyết tình huống, phán đoán, và khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng. Tuy nhiên, một cơn đột quỵ có thể gây ra những thay đổi về nhận thức làm hạn chế khả năng làm nhiều việc đó.

3. Thị lực

Có tới 2/3 số bệnh nhân bị suy giảm thị lực do đột quỵ. Điều này có thể bao gồm mất thị lực, mờ mắt và các vấn đề về xử lý thị giác. Do đó, những người này tuyệt đối không nên lái xe cho đến khi các vấn đề của họ được giải quyết.

4. Mệt mỏi

Mệt mỏi là một tình trạng thể chất phổ biến, ảnh hưởng từ 40 -70% những người sống sót sau cơn đột quỵ. Sự mệt mỏi cũng có thể xuất hiện đột ngột mà không báo trước, vì vậy sẽ rất nguy hiểm khi lái xe.

dấu hiệu lái xe không an toànNếu có các dấu hiệu lái xe không an toàn cần lập tức dừng xe ngay

II. Dấu hiệu cảnh báo việc lái xe không an toàn

Những người sống sót sau đột quỵ không phải lúc nào cũng nhận thức được rằng cơn đột quỵ đã hạn chế khả năng lái xe của họ như thế nào và họ có thể gặp nguy hiểm ra sao nếu tham gia giao thông.

Tuy nhiên, nếu họ vẫn quyết định lái xe sau khi bị đột quỵ, thì người thân và ngay cả bệnh nhân cần phải để ý các dấu hiệu cảnh báo sau đây để yêu cầu họ dừng xe lại ngay:

  • Lái xe nhanh hơn hoặc chậm hơn tốc độ cho phép bình thường
  • Liên tục yêu cầu hướng dẫn và giúp đỡ
  • Bỏ qua các biển báo hoặc tín hiệu cảnh báo
  • Đưa ra quyết định chậm hoặc kém
  • Trở nên dễ thất vọng hoặc bối rối
  • Lạc vào những khu vực quen thuộc
  • Lấn sang các làn đường khác

III. Khi nào có thể lái xe sau đột quỵ?

Nhiều trường hợp bệnh nhân vẫn có thể lái xe thành công sau đột quỵ; tuy nhiên, không phải tất cả ai cũng đều có thể. Vì việc giữ an toàn là mối quan tâm lớn nhất.

Điều quan trọng là những người sống sót sau đột quỵ phải lắng nghe ý kiến bác sĩ và đợi cho đến khi họ hoàn toàn sẵn sàng trước khi cố gắng lái xe trở lại. Với việc chăm chỉ phục hồi chức năng và sự kiên nhẫn, bạn có thể trở lại lái xe nhanh chóng.

lái xe an toàn sau đột quỵSau đột quỵ, bạn nên có người đồng hành khi lái xe để nhận sự trợ giúp kịp thời

IV. Làm sao để lái xe an toàn?

Trước khi người bệnh đột quỵ bắt đầu lái xe trở lại, nên nói chuyện với bác sĩ hoặc nhà trị liệu để thảo luận về việc liệu bạn có thể tiếp tục lái xe hay không.

Các chuyên gia phục hồi chức năng sẽ luôn sẵn sàng để giúp bạn đánh giá khả năng lái xe của mình bằng các chương trình đào tạo lái xe, hướng dẫn cách lái an toàn và đề xuất chỉnh sửa, thay đổi cấu trúc chiếc xe sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của người bệnh.

Bài kiểm tra lái xe cũng là cách kỹ lưỡng nhất để đánh giá khả năng của người cầm tay lái. Việc đánh giá này có thể mất khoảng 1 giờ, bao gồm kiểm tra sự chú ý, trí nhớ, tầm nhìn, thời gian phản ứng và phối hợp. Sau đánh giá sẽ biết được bệnh nhân có lái xe an toàn không, hay hoàn toàn không thể lái xe, hoặc có thể lái xe với các thiết bị hỗ trợ.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X