Hotline 24/7
08983-08983

Khi nào nên mổ thay thủy tinh thể?

(Alobacsi) - Đục thủy tinh thể là hiện tượng mờ như đám mây trong thủy tinh thể của mắt.

Nếu đục thủy tinh thể khiến bạn khó khăn trong các hoạt động hàng ngày, bác sỹ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật thủy tinh thể.

Ở người trẻ hoặc người bị tiểu đường, đục thủy tinh thể có thể tiến triển nhanh, do vậy cần phẫu thuật thủy tinh thể sớm hơn. Thậm chí nếu thị lực chưa ảnh hưởng nhiều nhưng nhìn chói hoặc nhìn đôi, bạn cũng cần phẫu thuật thủy tinh thể.

Khi đục thủy tinh thể gây cản trở điều trị các bệnh mắt khác như thoái hóa hoàng điểm tuổi già, bệnh võng mạc tiểu đường hoặc bong võng mạc thì vấn đề thay thủy tinh thể có thể được đưa ra.

Có hai phương pháp loại bỏ phần thủy tinh thể bị đục trong mắt:

1/ Phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể bằng sóng siêu âm (Phaco): Bác sĩ lấy thủy tinh thể đục bằng cách dùng sóng siêu âm phá vỡ thủy tinh thể đục, sau đó hút các mảnh vỡ ra.

2/ Phẫu thuật lấy thủy tinh thể ngoài bao: Nếu thủy tinh thể chín đến độ kỹ thuật phá vỡ nhân thủy tinh thể bằng siêu âm không thể phá vỡ được, bác sĩ có thể lấy nguyên khối thủy tinh thể trong bao.

Ngay sau khi thủy tinh thể đục được lấy đi bằng phương pháp Phaco hoặc lấy ngoài bao, thủy tinh thể nhân tạo sẽ được đặt vào bao sau.

Thủy tinh thể cấy vào này được gọi là kính nội nhãn (IOL), được làm bằng chất liệu plastic, acrylic hoặc silicon.

Bạn sẽ không thể tự nhìn thấy thủy tinh thể hoặc cảm nhận thấy nó, nó không đòi hỏi phải chăm sóc và là một thành phần vĩnh cửu trong mắt.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể thường thành công, hơn 90% người thay thủy tinh thể có cải thiện thị lực sau phẫu thuật.

AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X