Hotline 24/7
08983-08983

Kháng thuốc kháng sinh là gì? Làm sao ngăn chặn tình trạng kháng thuốc?

Việc lạm dụng và sử dụng kháng sinh không hợp lý đang làm gia tăng nhanh chóng vấn đề kháng thuốc kháng sinh. Các chuyên gia cảnh báo: nếu không bảo tồn thuốc kháng sinh, chúng ta sẽ không còn thuốc điều trị bệnh nhiễm trùng.

Sự ra đời của kháng sinh penicillin từ năm 1928 tạo nên bước ngoặc trong cuộc chiến của con người với bệnh tật. Hàng loạt các căn bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm như bệnh lao, viêm phổi, viêm màng não, lậu, giang mai... được điều trị và khống chế hiệu quả. Tuy nhiên việc lạm dụng và sử dụng kháng sinh không hợp lý đang làm gia tăng nhanh chóng vấn đề kháng thuốc kháng sinh (gọi tắt là kháng thuốc).

alobacsi TS.BS Nguyễn Vinh Châu - Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TPHCMTS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TPHCM, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM phân tích về mối nguy hại và nguyên nhân gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh

1. Kháng thuốc kháng sinh là gì?

Kháng thuốc là hiện tượng các mầm bệnh vì khuẩn, nấm và ký sinh trùng không bị diệt, dù người bệnh đã được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Ở Việt Nam, mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng. Hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh đang phải đối mặt tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh.

2. Kháng thuốc gây ra hậu quả gì?

  • Kháng thuốc làm cho các lần điều trị sau trở nên kém hiệu quả hoặc không hiệu quả.
  • Không có thuốc kháng sinh đặc hiệu để điều trị.
  • Kháng thuốc làm bệnh nặng hơn, thậm chí gây tử vong.
  • Thời gian chữa trị lâu hơn.
  • Chi phí điều trị, chăm sóc người bệnh tốn kém hơn.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội.

3. Nguyên nhân gây kháng thuốc kháng sinh

  • Mua bán, sử dụng thuốc kháng sinh khi không có đơn của bác sĩ/cán bộ thú y.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh khi không cần thiết.
  • Sử dụng kháng sinh không đúng với hướng dẫn của cán bộ y tế
  • Kê đơn thuốc kháng sinh không hợp lý.
  • Lây truyền vi khuẩn kháng thuốc từ người sang người ở các cơ sở khám chữa khám chữa bệnh.
  • Sử dụng tùy tiện thuốc kháng sinh không đúng qui định/chỉ định cho vật nuôi, gây tồn dư thuốc kháng sinh trong cơ thể vật nuôi, tăng nguy cơ kháng thuốc cho con người khi ăn thức ăn có nguồn gốc từ các vật nuôi này.

4. Hành vi sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách

4.1. Đối với người bệnh:

  • Tự ý mua thuốc kháng sinh khi chưa đi khám bác sĩ.
  • Dùng thuốc kháng sinh không đúng hướng dẫn của cán bộ y tế.
  • Tự ý ngừng sử dụng thuốc kháng sinh giữa chừng khi chưa đủ liều, đủ thời gian...
  • Dùng thuốc kháng sinh cảu lần điều trị trước hoặc theo đơn của người khác.
  • Tự ý hướng dẫn người khác sử dụng thuốc kháng sinh.

4.2. Đối với người chăn nuôi:

  • Dùng hóa chất, kháng sinh thuộc danh mục cấm sử dụng cho vật nuôi.
  • Dùng thuốc kháng sinh cho vật nuôi tùy tiện không tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và cán bộ thú y.
  • Dùng nguyên liệu kháng sinh để phòng, trị bệnh cho vật nuôi.
  • Không tuân thủ đúng qui định về thời gian giết mổ vật nuôi, tính từ ngày ngừng sử dụng thuốc kháng sinh cho vật nuôi.

5. Cần làm gì để phòng, chống kháng thuốc?

5.1. Đối với người bệnh:

  • Chỉ mua và sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn và hướng dẫn của cán bộ y tế.
  • Không bỏ dở giữa chừng việc điều trị kháng sinh khi thấy sức khỏe khá hơn.
  • Không sử dụng thuốc kháng sinh thừa của lần điều trị trước hoặc thuốc hoặc đơn thuốc của người khác.
  • Phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn bằng cách thường xuyên rửa tay, che miệng khi ho, hắt hơi; chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn; hạn chế tiếp xúc với người bệnh, tiêm chủng đúng hạn định...

5.2. Đối với người chăn nuôi:

  • Chỉ mua và sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn hay phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
  • Không sử dụng kháng sinh cho vật nuôi vì mục đích tăng trưởng.
  • Không dùng kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng cho vật nuôi.
  • Ghi chép và lưu giữ tên tất cả các loại thuốc kháng sinh đã sử dụng cho vật nuôi.
  • Tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi để giảm việc sử dụng thuốc kháng sinh .
  • Áp dụng các bước thực hành tốt ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất và chế biến thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
  • Vệ sinh và chăm sóc vật nuôi tốt để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm.

[DAP]Trên đây là tài liệu được đưa ra tại Hội thảo “Chương trình phòng, chống kháng thuốc tại TPHCM” được Liên chi hội Truyền nhiễm TPHCM tổ chức nhằm tuyên truyền về mối nguy hại kháng thuốc cho hơn 30 nhà báo hoạt động trong lĩnh vực y tế vào sáng 21/11/2020 tại TPHCM).[/DAP]

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X