Hotline 24/7
08983-08983

Sưng phù mặt sau điều trị xuất huyết tiêu hóa, có phải do tác dụng thuốc khớp?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Bố tôi uống thuốc điều trị khớp và bị xuất huyết tiêu hoá, phải cấp cứu do mất máu quá nhiều. Sau khi điều trị ra viện về nhà vẫn bị sưng phù nề vùng mặt. Như vậy có phải do tác dụng phụ của thuốc khớp không bác sĩ? Rất mong nhận được câu trả lời của bác sĩ. Tôi xin cảm ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Sưng phù nề vùng mặt sau điều trị xuất huyết tiêu hóa. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Sưng phù nề vùng mặt sau điều trị xuất huyết tiêu hóa. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Thông thường đối với bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá, các thuốc kháng viêm điều trị khớp sẽ được ngưng hoàn toàn để tránh tác hại cho dạ dày.

Trường hợp của bố bạn cần làm rõ hiện tượng sưng phù nề mặt xuất hiện từ lúc nào, trước đây đã từng bị tương tự chưa, cân năng cơ thể ra sao, có vùng nào bị phù nữa hay không… Nguyên nhân gây phù rất đa dạng bao gồm: do thuốc, do tình trạng dinh dưỡng, viêm nhiễm, bệnh tim, bệnh thận…

Tốt nhất bạn nên đưa bố quay lại tái khám để bác sĩ đánh giá trực tiếp bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Xuất huyết tiêu hóa là cấp cứu nội và ngoại khoa hay gặp trong khi thời tiết giao mùa. Đây là hiện tượng máu chảy ra khỏi mạch máu, mà mạch máu ấy lại nằm trong ống tiêu hóa. Xuất huyết tiêu hóa gặp cả nam và nữ, bệnh hay gặp sau cảm cúm, hoặc dùng một số thuốc như aspirin, corticoid..., sau các sang chấn tâm lý mạnh... Trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa cấp, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Tùy theo nguyên nhân mà có các biểu hiện bệnh khác nhau: nôn ra máu màu nâu sẫm, nhờ nhờ đỏ, lẫn với thức ăn, dịch nhầy loãng; đi ngoài phân đen nát lỏng như bã cà phê, mùi thối khắm; tùy theo mức độ mất máu sẽ thấy vã mồ hôi, chân tay lạnh nổi da gà, da niêm mạc nhợt, có khi vật vã giẫy dụa, có khi có ngất xỉu, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, thở nhanh nông, tiểu ít...

Cần đặt người bệnh nằm trên giường hoặc cáng, để đầu thấp. Liên hệ với hệ thống cấp cứu y tế (115) để được truyền dịch nhằm cải thiện tình trạng mất máu, đồng thời chống sốc bằng các loại thuốc nâng huyết áp, thở ôxy (nếu có khó thở hoặc có hiện tượng choáng) và khẩn trương chuyển người bệnh đến cơ sở cấp cứu của bệnh viện gần nhất. Nên khám bệnh định kỳ, đặc biệt là người cao tuổi và mỗi lần đi khám bệnh cần cho bác sĩ biết những bệnh về đường tiêu hóa mà mình đang gặp phải để tránh dùng các thuốc có tác dụng phụ gây chảy máu đường tiêu hóa. Cần kiêng rượu, bia, các chất kích thích.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X