Hotline 24/7
08983-08983

Phình giáp đa hạt thùy hạt phải có mang thai được không?

Câu hỏi

Em năm nay 39 tuổi. Em vừa khám ở Trung tâm Ung Bướu, kết quả TD phình giáp đa hạt thùy hạt phải (TI-RADS4), viêm giáp. Xin bác sĩ tư vấn giúp em. Vậy em có mang thai được không và cần làm những gì xin bác sĩ chỉ dẫn. Hiện em chưa có bé nào. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Bướu giáp. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Chào bạn,
Phình giáp hạt hay còn gọi là bướu giáp thường được đánh giá nguy cơ ung thư dựa trên siêu âm để quyết định thực hiện sinh thiết hay theo dõi. Bướu giáp TIRADS 4 có nguy cơ ung thư từ thấp đến trung bình. Tuỳ vào kích thước của khối bướu, chức năng tuyến giáp, bác sĩ sẽ quyết định có cần thiết phải sinh thiết bằng kim nhỏ hay chỉ điều trị nội khoa và theo dõi. Như vậy, bạn cần làm rõ chẩn đoán bướu là lành hay ác, kiểm tra chức năng tuyến giáp trước khi quyết định có thai bạn nhé!
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

 

Bướu giáp là hiện tượng mô mềm tuyến đột nhiên phát triển và chiếm diện tích lớn trên cổ. Khối mô có thể chắc hoặc mềm, bệnh bướu giáp thường không phải do viêm nhiễm hay ung thư mà lại khá lành tính. Bướu giáp đa nhân có thể là bướu độc (tức là tạo ra quá nhiều hoóc môn tuyến giáp và gây ra cường giáp), hoặc không độc hại (tức là không tạo ra quá nhiều hoóc môn tuyến giáp).

Hầu hết các bướu giáp đa nhân không gây ra các triệu chứng và thường được tình cờ phát hiện khi khám sức khoẻ định kỳ hoặc trong quá trình xét nghiệm để điều trị tình trạng khác.

Trong bướu giáp đa nhân gây nhiễm độc giáp, bệnh nhân thường đến khám bác sĩ vì các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cường giáp.

Nếu bướu cổ đủ lớn, bệnh nhân có thể có các triệu chứng do chèn ép bao gồm khó thở (đặc biệt là khi nằm ngang), cảm giác nghẹn khi nuốt. Những triệu chứng này thường xảy ra nhất nếu bướu cổ phát triển thành ngực, gây tắc nghẽn khoang lồng ngực gây ra "hiện tượng nút chai giáp trạng". Các triệu chứng của hiện tượng này gồm: sự tắc nghẽn dòng chảy tĩnh mạch,thở hụt hơi, giãn mạch cổ, hoặc phù cổ, phù mặt.

Nếu bướu cổ đủ lớn, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Việc quyết định phương pháp điều trị bướu giáp đa nhân phụ thuộc nhiều vào kích cỡ, tốc độ phát triển, kết quả của FNA, nguy cơ ung thư, các triệu chứng chèn ép, và liệu bướu cổ có gây mất thẩm mỹ hay không.

Các phương pháp điều trị phổ biến là:

- Phẫu thuật
- Điều trị bằng Iod phóng xạ: Giúp giảm thể tích nhân giáp nhanh
-
Hormon tuyến giáp: Thường được chỉ định cho bệnh nhân trẻ, nhân giáp nhỏ

Đối với đốt sóng cao tần điều trị u tuyến giáp lành tính, bác sĩ sẽ chọc kim vào khối u, dòng diện xoay chiều sẽ truyền từ nguồn đến kim đốt gây nhiệt làm xơ hóa, thu nhỏ dần tổ chức u.

Thủ thuật này chỉ cần gây tê tại chỗ khoang quanh tuyến giáp, do đó bệnh nhân hoàn toàn có thể giao tiếp với bác sỹ trong quá trình làm thủ thuật. Mỗi ca đốt chỉ mất 30-45 phút. Do không phải rạch da, nên sau đốt sóng cao tần, bệnh nhân chỉ cần nằm lại theo dõi 1-2 tiếng rồi về, tái khám sau 3 tháng và gần như không để lại vết sẹo trên cổ (tính thẩm mỹ cao).

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X