Bác sĩ khoa Tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Từ Dũ
Nổi mảng đỏ ở mông lan lên đùi bụng, không ngứa... có phải là vảy phấn hồng?
Câu hỏi
Em xin hỏi bác sĩ như sau, Tròng 1 vòng tháng trở lại đây em bị nổi những mảng đỏ hồng trên mông, đùi và dần lan lên vùng bụng gần rốn. Những mảng đỏ này thường có chiều dài khoảng 1cm, không sần sùi, không tróc vảy, không ngứa, không đau và hầu như không xuất hiện những dấu hiệu gì khác ngoài sự thay đổi về màu sắc da. Em đã đi khám tại Bệnh viện Da Liễu, sau khi soi không thấy vi nấm và được chẩn đoán bị "Vảy phấn hồng". Bác sĩ đã cho uống thuốc điều trị nhưng em không nhận thấy dấu hiệu thuyên giảm sau 1 tuần uống thuốc. Em có lên mạng đọc về bệnh này nhưng nhận thấy "Vảy phấn hồng" thường gây ngứa và tróc vảy. Em thì hoàn toàn không có những triệu chứng này. Em cảm thấy nghi ngờ về chẩn đoán của bác sĩ vì cách khám bệnh rất nhanh. Sau khi nhìn tình trạng bệnh bác sĩ cho soi vi nấm và kết luận ngay là vảy phấn hồng. Em xin hỏi ngoài vảy phấn hồng em còn có nguy cơ bị bệnh nào khác không ạ?
Trả lời
Những bệnh về da có sẩn đỏ, tróc vảy bề mặt nhẹ thường phân biệt chẩn đoán với nấm. Các bệnh về da liễu được các bác sĩ chuyên về da khi nhìn nhận sang thương sẽ đánh giá được đó là sang thương loại gì chỉ bằng mắt thường và có thể đưa ra các chẩn đoán phân biệt cho em.
Sang thương của em xuất hiện ở vùng mông đùi, lan lên bụng, đây là vùng da ẩm ướt, dễ nhạy cảm, nên bác sĩ chẩn đoán vảy phấn hồng là tương đối phù hợp.
Vảy phấn hồng là một loại phát ban phổ biến. Những đốm phát ban này có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục có kích thước khoảng 2,5 đến 5 cm và thường phổ biến ở ngực, bụng hoặc lưng. Chúng thường có màu đỏ, hồng nhạt và thường có vảy xung quanh. Những đốm này thường tự hết sau 2 đến 8 tuần mà không để sẹo nhưng đôi khi bệnh có thể kéo dài lâu hơn. Vảy phấn hồng không phải là bệnh truyền nhiễm. Nếu
chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ của vảy phấn hồng, bạn có thể không
cần phải điều trị, bệnh thường tự hết sau 2-8 tuần. Trong các trường hợp
cần thiết, bác sĩ sẽ cho bạn dùng một số loại kem bôi da như
hydrocortisone để có thể làm dịu các kích ứng. Bạn cũng có thể dùng
thuốc histamin để giảm ngứa. - Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn; - Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn; - Nên thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà bạn đang dùng; - Tắm bằng nước ấm, có thể dùng các sản phẩm sữa tắm từ bột yến mạch để điều trị. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình