BS chuyên khoa Hô hấp, BV ĐHYD TP.HCM - Bệnh viện đại học Y dược TPHCM
Người bệnh hô hấp cần cảnh giác với bụi mịn như thế nào?
Câu hỏi
Bụi mịn, ô nhiễm không khí với bệnh hô hấp là một vấn đề liên quan mật thiết với nhau. Vậy người bệnh hen suyễn, COPD cần chuẩn bị thế nào trước tình huống ô nhiễm, bụi mịn sắp quay lại, thưa bác sĩ?
Trả lời
Người bệnh sau khi ra đường về nên vệ sinh mũi sạch sẽ
Chào bạn,
Trong đợt gia tăng ô nhiễm bụi mịn, bệnh nhân COPD hay hen suyễn, tim mạch nhập viện, rõ ràng là nó có tác động lên những đợt cấp. Những nghiên cứu về bụi mịn sau này cho thấy càng ngày càng kinh khủng, nó sẽ tác động lên sự phát triển của hen suyễn, tác động lên ung thư, đi vào tận nhau thai, tác động lên bào thai...
Hội Y học TPHCM rất quan tâm và đã mở một hội nghị lớn về vấn đề này. Nhưng phải thấy rằng, đây là vấn đè vĩ mô, thuộc về chính sách, nhà nước. Chúng ta phải có những phương tiện giao thông thật tốt, phải có những quy định hết sức chặt chẽ về khí thải của xe hơi, xe gắn máy, hạn chế số lượng xe gắn máy, xe hơi, phát triển các phương tiện giao thông công cộng. Nhưng gần như những cái đó vượt khỏi tầm tay của từng người. Do đó, chúng ta sẽ bảo vệ như thế nào?
Rõ ràng khẩu trang N95 là số 1, ngăn virus, vi trùng, bụi mịn... Nhưng ở thời điểm này, ngay cả khẩu trang y tế cũng đã khan hiếm, và chúng ta chỉ có những khẩu trang vải. Khẩu trang vải ngăn được 50% bụi, không chắc chắn ngăn được bụi mịn. Vì vậy chúng ta cần hạn chế ra đường những khi nồng độ bụi mịn tăng cao. Những ngày này, chất lượng không khí của TPHCM được đánh giá mức 2 (bình thường là ở bậc 4-5). Với những ngày có nồng độ bụi cao, chúng tôi đang dự định sẽ có chương trình báo cho các bệnh nhân của mình để người bệnh ở nhà, hạn chế ra đường, siêng rửa mũi.
Một việc mà tất cả mọi người có thể làm là cố gắng sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm bớt xe cá nhân và xe gắn máy, khi đi ngoài đường về cần rửa mũi. Có những loại nước rửa mũi thông thường như nước biển sâu, một ngày rửa 2 lần là đủ. Nhưng cần rửa đúng cách, nghĩa là nếu cầm bình xịt bằng tay phải thì nên rửa cánh mũi bên trái và ngược lại, không xịt vào chính giữa, vừa đau vừa trật chỗ.
Mới đây TP có chương trình kiểm soát khí thải của xe gắn máy, tôi nghĩ Hội Y học sẽ góp ý với UBND TP để có những biện pháp tốt hơn và người dân có thể thở được không khí trong lành.
Thân mến.
(Trích từ Livestream PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan: Người bệnh hô hấp, hen, COPD cần bảo vệ mình trước đại dịch COVID-19)
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình