Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Máy Xquang đã ngừng hoạt động liệu có ảnh hưởng sức khỏe?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Nhà trọ em đang thuê có một phòng chụp Xquang, có máy chụp phim panorama, CT conebeam ở lầu dưới, em ở ngay lầu trên. Ban ngày phòng Xquang hoạt động thì em không có ớ phòng trọ. Em chỉ đi về ngủ ở đó buổi tối, lúc đó thì phòng Xquang nghỉ hoạt động. Cho em hỏi liệu có tia X ảnh hưởng đến sức khỏe của em không? Nếu các máy Xquang đó không hoạt động thì có tia X trong phòng không ạ? Xin cảm ơn câu trả lời của bác sĩ.
Trả lời
Vấn đề máy Xquang có ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn và người xung quanh phòng khám hay không phụ thuộc vào công tác thiết kế trong xây dựng, cụ thể là tường bên trong các phòng chiếu, chụp phải sử dụng vật liệu cản tia xạ (chì lá, vữa barit, cao su chì).
Cánh cửa bọc vật liệu cản tia (chì lá, cao su chì…, đảm bảo kín không để lọt tia xạ và không có cửa sổ. Nếu toà nhà được thiết kế để ở trọ, không phải dành cho hoạt động y tế rất có thể trần của phòng chụp Xquang không được bọc chì, nếu bạn có ở nhà trong quá trình các máy này đang hoạt động rất dễ dẫn đến nhiễm xạ. Đương nhiên khi máy không hoạt động, không có nguồn điện thì không tạo được bức xạ để gây hại bạn nhé!
Thân mến.
Tia X hay Xquang hay tia Röntgen là một dạng của sóng điện từ, có bức xạ năng lượng cao. Tia X có khả năng xuyên qua nhiều vật chất nên thường được dùng trong chụp ảnh y tế, nghiên cứu tinh thể, kiểm tra hành lý hành khách trong ngành hàng không. Tuy nhiên tia X có khả năng gây ion hóa hoặc các phản ứng có thể nguy hiểm cho sức khỏe con người, do đó bước sóng, cường độ và thời gian chụp ảnh y tế luôn được điều chỉnh cẩn thận để tránh tác hại cho sức khỏe. Tia X cũng được phát ra bởi các thiên thể trong vũ trụ, do đó nhiều máy chụp ảnh trong thiên văn học cũng hoạt động trong phổ tia X. Hiện nay, lĩnh vực y tế đang sử dụng khá phổ biến các nguồn bức xạ để phục vụ việc chẩn đoán, điều trị bệnh như máy Xquang chẩn đoán, máy xạ trị và chất phóng xạ,… Nếu không được đầu tư trang thiết bị đủ điều kiện an toàn và kiểm soát chặt chẽ thì đây lại là một tác hại rất nguy hiểm đối với nhân viên y tế, người bệnh và môi trường,… Chụp Xquang tuy không gây nguy hiểm nhưng tia X lại rất độc hại, nếu chụp Xquang không được tiến hành trong điều kiện an toàn, phòng chụp, thiết bị chụp không đạt tiêu chuẩn an toàn do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới đề ra, cùng với việc đội ngũ bác sĩ chụp Xquang không được trang bị đầy đủ kiến thức thì quả là điều nguy hiểm đối với người bệnh. Khi diện tích phòng chụp quá nhỏ so với tiêu chuẩn, tức dưới 25 m2/bệnh nhân thì ngoài tia X được chiếu vào phần cơ thể cần chụp để xác định bệnh còn phải chịu thêm một phần bức xạ tán xạ trở lại. Việc để mất an toàn bức xạ sẽ gây tác dụng xấu đối với sức khoẻ con người nhưng đến mức độ nào, có quan sát được hay không và bị bệnh gì, xác suất bị ung thư như thế nào thì không ai dám khẳng định, nhất là đối với chụp chiếu Xquang vì đây là mức liều bức xạ thấp. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình