Hotline 24/7
08983-08983

Chiếu tia X khi đặt máy tạo nhịp tim có ảnh hưởng thai nhi?

Câu hỏi

Em năm nay 28 tuổi, cách đây 10 năm (năm 2007) em đi khám, bác sĩ kết luận block AV 3, chỉ định đặt máy tạo nhịp, nhưng chưa đặt do em cảm thấy sức khỏe thấy bình thường, hoạt động thể lực và chơi thể thao bình thường. Năm 2015 em mổ đẻ sinh cháu đầu nhưng không đặt máy và sức khỏe vẫn bình thường. Năm 2017 em có bầu cháu thứ 2 và vẫn đi khám sức khỏe định kỳ, đến 18/10/2017 thai em được 37 tuần, bác sĩ cho nhập viện tim mạch để theo dõi chờ sinh. Khi nhập viện bác sĩ chỉ định đặt máy tạo nhịp tạm thời, đến 20/10/2017 em lại được chỉ định đặt máy vĩnh viễn và đã được thực hiện 2 chỉ định trên. Sau khi thực hiện 2 chỉ định trên, vào tối 20/10/2017 em trở dạ và bác sĩ mổ bắt con. Bác sĩ cho em hỏi trong quá trình đặt máy như vậy bác sĩ có chiếu tia Xquang thì có ảnh hưởng tới em bé không ạ? Hiện tại em bé nhà em được 14 tháng nhưng thóp trước chưa liền. Em được bác sĩ giải thích là sau khi đặt máy tạo nhịp sức khỏe của em sẽ được cải thiện, nhưng bản thân em thấy sức khỏe không được cải thiện mà còn bị mệt, đi bộ là khó thở và đôi khi rất mệt và khó thở nữa; thay đổi tư thế là em thấy ngột thở mất một lúc, cảm giác rất khó chịu. Bác sĩ cho em hỏi giờ em nên đi khám kiểm tra lại tại đâu để cải thiện được tình trạng này ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Chiếu tia X khi đang mang thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chiếu tia X khi đang mang thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Một số trường hợp block AV độ 3 không gây ra triệu chứng, tuy nhiên nếu nhịp quá chậm gây ngất, thậm chí đột tự, có thể nguy hiểm tính mạng. Ngoài ra khi bạn lớn tuổi, tình trạng rối loạn nhịp tim có thể nặng lên, ảnh hưởng đến hoạt động cơ tim, lâu dài gây suy tim. Do đó một số bác sĩ đưa ra quan điểm đặt máy tạo nhịp phòng ngừa.

Lượng tia X chiếu trong quá trình đặt máy khá thấp, tia chiếu vào vùng ngực là chủ yếu nên thường ít ảnh hưởng đến bé. Ảnh hưởng của tia X đến thai nhi chủ yếu được tìm thấy trong 3 tháng đầu thai kỳ, các giai đoạn sau đó và sau khi sinh ra chưa ghi nhận ảnh hưởng rõ ràng nhưng khuyến cáo vẫn nên hạn chế.

Về vấn đề mệt và khó thở qua mô tả chưa thể xác định nguyên nhân là do đâu, nếu xảy ra sau khi đặt máy tạo nhịp bạn nên quay lại bệnh viện để kiểm tra hoạt động máy, nếu sau kiểm tra cho kết quả bình thường thì nên khám chuyên khoa Tim mạch và Hô hấp để tìm nguyên nhân và điều trị bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Ở mỗi giai đoạn thai kỳ, mức độ ảnh hưởng của tia X đến thai nhi cũng khác nhau. Cụ thể:

- Ở 2 tuần đầu thai kỳ: nguy cơ sẩy thai khi liều tia X lớn hơn 5 rad.

- Ở tuần thứ 3-8: nguy cơ ảnh hưởng thai khi liều tia xạ trên 20-30 rad.

- Sau tuần thứ 20: thai nhi phát triển khá hoàn chỉnh và nguy cơ sẩy thai không tăng khi chụp X-quang.

Về liều X-quang thai nhi hấp thụ (đơn vị rad) trên mỗi lần chụp của mẹ theo từng vị trí chụp và số lần chụp có thể gây ảnh hưởng:

- Mẹ chụp X-quang phần đầu: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,004/lần chụp. Vì vậy, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad thì thai phụ phải chụp X-quang đến… 1.250 lần.

- Răng (nha khoa): ước đoán thai nhi hấp thụ 0,0001/lần chụp. Vì vậy, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 50.000 lần chụp.

- Cột sống cổ: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,002/lần chụp. Vì vậy, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 2.500 lần chụp.

- Tay, chân: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,001/lần chụp. Vì vậy, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 5.000 lần chụp.- Ngực: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,00007/lần chụp. Vì vậy, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 71.429 lần chụp.

- Vú: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,02/lần chụp. Vì vậy, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 250 lần chụp.

- Bụng: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,245/lần chụp. Vì vậy, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 20 lần chụp.

- Cột sống thắt lưng: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,359/lần chụp. Vì vậy, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 13 lần chụp.

- Khung chậu: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,04/lần chụp. Vì vậy, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 125 lần chụp.

Không có kỹ thuật chụp X-quang nào gây hại cho thai với một lần chụp. Liều dưới 5 rad không làm tăng nguy cơ gì cho thai, liều có thể gây dị tật cho thai có thể trên 15 rad.


BS.CK2 Lưu Kính Khương
Trưởng khoa Gây mê hồi sức ngoại, BV Nhân dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X