Hotline 24/7
08983-08983

Khoảng cách an toàn giữa 2 lần chụp CT?

Câu hỏi

Dạ chào bác sĩ ạ, Em bị tai nạn, chụp CT cắt lớp sọ não. Đã được 13 ngày nhưng em vẫn còn bị đau đầu. Em xuống khám lại thì bác sĩ bảo đi chụp CT lại. Em đọc trên mạng thấy chụp CT bị ung thư não. Mà 2 lần chụp gần nhau vậy có ảnh hưởng gì không ạ? Bác sĩ tư vấn giúp em. Cảm ơn bác sĩ ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Chụp CT. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chụp CT. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

Chụp cắt lớp vi tính hay CT scan dựa trên nguyên lý sử dụng nhiều tia X-quang quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để được một hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều bộ phận cần chụp.

Về lý thuyết, tia X là tia có bước sóng ngắn, năng lượng cao có thể gây ra một số tác hại trên tế bào cơ thể, nhất là với trẻ em. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy chụp CT sẽ gây ung thư. Do đó, bác sĩ phải cân nhắc giữa lợi ích của xét nghiệm và nguy cơ xảy ra để quyết định có nên chụp hay không.

Đối với chấn thương đầu, nếu có dấu hiệu nghi ngờ như: nhức đầu nhiều kéo dài hoặc tăng dần, nôn ói, nhìn mờ, nhìn đôi, rối loạn cảm giác và/hay yếu liệt bất kỳ vùng nào trên cơ thể, co giật, nuốt khó, khó thở… thì có chỉ định chụp kiểm tra lại bạn nhé!

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Chụp CT hay chụp cắt lớp vi tính (CAT scan) là sử dụng máy tính và máy X-quang để tạo ra hình ảnh cắt ngang của cơ thể. Những hình ảnh này cung cấp thông tin chi tiết hơn so với hình ảnh X-quang thông thường. Chúng có thể cho bác sĩ thấy các mô mềm, mạch máu và xương ở các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Mục đích chụp CT là để chẩn đoán bệnh và đánh giá các thương tổn. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT để:

- Chẩn đoán các rối loạn cơ bắp và xương như khối u xương và gãy xương.
- Xác định vị trí của một khối u, nhiễm trùng hoặc cục máu đông.
- Định hướng các thủ thuật như phẫu thuật, sinh thiết và xạ trị.
- Phát hiện và theo dõi bệnh và các tình trạng như ung thư, bệnh tim, khối u phổi và gan.
- Theo dõi hiệu quả của một số phương pháp điều trị như điều trị ung thư.
- Phát hiện các tổn thương nội tạng và chảy máu bên trong.

Chụp CT
thường chống chỉ định cho phụ nữ đang mang thai. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai. Mặc dù bức xạ từ chụp CT không gây thương tích cho thai nhi, nhưng bác sĩ có thể đề nghị một loại xét nghiệm khác như siêu âm hoặc MRI để tránh thai nhi tiếp xúc với các chất phóng xạ. Liều thấp bức xạ được sử dụng trong chụp CT không biểu hiện tác dụng tiêu cực ở người.

Một số người có thể cảm thấy khó chịu khi nằm trên bàn cứng.

Chất tương phản được đưa vào cơ thể qua đường truyền tĩnh mạch có thể gây ra cảm giác nóng, vị kim loại trong miệng và cơ thể đỏ bừng. Những cảm giác này là bình thường và thường biến mất trong vòng vài giây.

Có rất ít rủi ro liên quan đến chụp CT. Mặc dù chụp CT đưa vào cơ thể chất bức xạ nhiều hơn chụp tia X thông thường, nhưng nguy cơ ung thư gây ra bởi bức xạ là rất nhỏ nếu bạn chỉ chụp một lần. Nguy cơ ung thư có thể tăng theo thời gian nếu bạn chụp X-quang hoặc chụp CT nhiều lần. Nguy cơ ung thư cũng tăng lên ở trẻ em chụp CT, đặc biệt chụp vùng ngực và bụng.

Một số người có phản ứng dị ứng với chất tương phản. Hầu hết các chất tương phản có chứa i-ốt, vì vậy nếu bạn đã có phản ứng tiêu cực với i-ốt trong quá khứ, hãy chắc chắn thông báo cho bác sĩ biết. Bác sĩ có thể cung cấp thuốc dị ứng hoặc steroid để chống lại bất kỳ tác dụng phụ tiềm ẩn nào nếu bạn bị dị ứng với i-ốt trong trường hợp bắt buộc phải dùng chất tương phản.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X