-
Cách phân biệt nôn trớ bình thường và bệnh lý?
Câu hỏi
Bác sĩ ơi, làm sao để phân biệt thế nào là nôn trớ bình thường, thế nào là nôn trớ bệnh lý để đưa trẻ đi BS ạ? Em cảm ơn.
Trả lời
Đây là thắc mắc thường gặp của nhiều ông bố, bà mẹ.
Nôn trớ bình thường là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu sau sinh của trẻ, khi bú xong hay vặn người miệng trẻ sẽ trào ra sữa đã vón cục và sẽ khóc la.
Hiện tượng nôn trớ ở tuổi này là bình thường vì dạ dày của trẻ còn nằm ngang và non nớt, cơ thắt tâm vị yếu nên rất dễ nôn trớ.
Mỗi đứa trẻ đều sẽ nôn trớ ít hay nhiều sau khi chào đời và thường không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ.
Nôn trớ bất thường thường ít gặp ở trẻ. Nếu có thường là do trẻ có bất thường về hệ tiêu hóa, bệnh viêm nhiễm, hay tác dụng phụ khi trẻ uống thuốc... Trẻ nôn trớ kéo dài hoặc nôn do bệnh lý sẽ có kèm các triệu chứng như: đau - chướng bụng, lơ mơ, co giật, hay nôn ói liên tục sau bú, nôn ra dịch màu vàng và màu xanh kèm theo sốt, tiêu chảy, phát ban, khó thở..., Tình trạng này có thể do các bệnh nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não... gây ra.
Nếu trẻ nôn trớ kèm máu kéo dài nhiều ngày và lượng máu ngày càng nhiều thì có thể trẻ bị nhiễm khuẩn dạ dày hoặc các mô trong dạ dày.
Nếu trẻ có các biểu hiện trên kèm theo lơ mơ, co giật... thì cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám kịp thời.
Hiện tượng nôn trớ ở tuổi này là bình thường vì dạ dày của trẻ còn nằm ngang và non nớt, cơ thắt tâm vị yếu nên rất dễ nôn trớ.
Mỗi đứa trẻ đều sẽ nôn trớ ít hay nhiều sau khi chào đời và thường không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ.
Nôn trớ bất thường thường ít gặp ở trẻ. Nếu có thường là do trẻ có bất thường về hệ tiêu hóa, bệnh viêm nhiễm, hay tác dụng phụ khi trẻ uống thuốc... Trẻ nôn trớ kéo dài hoặc nôn do bệnh lý sẽ có kèm các triệu chứng như: đau - chướng bụng, lơ mơ, co giật, hay nôn ói liên tục sau bú, nôn ra dịch màu vàng và màu xanh kèm theo sốt, tiêu chảy, phát ban, khó thở..., Tình trạng này có thể do các bệnh nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não... gây ra.
Nếu trẻ nôn trớ kèm máu kéo dài nhiều ngày và lượng máu ngày càng nhiều thì có thể trẻ bị nhiễm khuẩn dạ dày hoặc các mô trong dạ dày.
Nếu trẻ có các biểu hiện trên kèm theo lơ mơ, co giật... thì cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám kịp thời.
Chúc gia đình bạn luôn vui, khỏe!
Nôn trớ là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do các động tác gắng sức của cơ thể. Đây biểu hiện bất thường ở trẻ khi bú, hậu quả là thức ăn trào ngược từ dạ dày qua miệng. Có nhiều lý do khiến trẻ nôn. Nếu bé vẫn khỏe mạnh và chỉ nôn một lượng nhỏ thức ăn thì nguyên nhân có thể là do bé đã ăn hoặc uống quá nhiều và nôn phần thức ăn thừa ra. Trẻ có thể bị nôn do nhiều nguyên nhân như: Viêm dạ dày, ruột do virus (phổ biến nhất); Ngộ độc thức ăn (thức ăn bị nhiễm khuẩn do bảo quản không tốt); Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn (thường không quá nặng); Ho, cảm, nhiễm trùng đường hô hấp (trẻ thường nôn sau cơn ho nặng); Viêm tai, viêm ruột thừa ; Nhiễm trùng tiết niệu (nhiễm trùng bàng quang) ; Tắc ruột ; Lồng ruột ; Hẹp môn vị… Trẻ quá căng thẳng ở trường học hay tại nhà đôi khi cũng có thể nôn. Đặc biệt với trẻ bị nôn, cha mẹ không được tự ý cho trẻ uống bất kì loại thuốc gì. Nếu trẻ nôn quá nhiều, cần đưa ngay đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình