-
Bố tôi bị chướng bụng, khó tiêu, có phải do nguyên nhân ăn canh, cơm nát?
Câu hỏi
Bác sĩ ơi, Bố em 82 tuổi, đã mất hết răng nên khi ăn để dễ nuốt thì ông thường chan canh, nấu cơm nát… Không biết đây có phải là nguyên nhân khiến ông hay bị chướng bụng, ậm ạch, khó tiêu không nữa bác sĩ ơi. Em có thể làm gì để giúp ông cải thiện tình trạng này đây ạ?
Trả lời
Chào bạn,
Người cao tuổi mà đặc biệt là ông cụ nhà bạn, 82 tuổi, cái tuổi “Bát thập cổ lai rất rất hi” như thế là mừng lắm nhé bạn. Cần nhắc để bạn rõ, ngoài việc mất hết răng (cơ quan cắt, nghiền nhỏ thức ăn trước khi chuyển xuống dạ dày), hệ tiêu hóa và men tiêu hóa của cụ cũng đã suy giảm. Nếu ông cụ cứ mà “điều tra sơ sơ” do không còn răng rồi “tống giam” thức ăn xuống dạ dày!
Việc hay bị chướng bụng, ậm ạch, khó tiêu… là không thể tránh khỏi và đây cũng là nguyên nhân chính gây ra các rối loạn tiêu hóa cho cụ. Vậy bạn nên chế biến món ăn sao cho mềm, mịn để giúp cụ dễ tiêu hóa. Chỉ tí tẹo thế thôi, sẽ góp phần không nhỏ cải thiện tình trạng của cụ. Nếu vẫn chưa cải thiện thì bạn nên đưa cụ đến cơ sở chuyên khoa tiêu hóa để được khám và can thiệp kịp thời!
Trân trọng kính chào.
Hệ
thống tiêu hóa là một phần rất phức tạp và rộng lớn từ miệng cho đến
hậu môn. Hệ thống tiêu hóa có nhiệm vụ lọc bỏ các chất thải và hấp thu
các chất dinh dưỡng cần thiết. Rối loạn tiêu hóa
có thể gây ra một số triệu chứng không mong muốn, làm người bệnh xấu
hổ. Nếu không chữa trị triệt để, bệnh có thể dẫn đến các bệnh mạn tính
nghiêm trọng hơn. * Ợ nóng Bạn có thể mua thuốc điều trị ợ nóng mà không cần kê đơn. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ. Các thuốc không kê toa như: - Thuốc kháng axit - Thuốc kháng thụ thể H2 - Thuốc ứng chế bơm proton (PPIs) - Các loại thuốc hỗ trợ nhu động - Thuốc kháng sinh - Phẫu thuật. * Viêm đường ruột Để điều trị viêm đường ruột, bạn cần tránh các chất chứa caffeine, giảm thiểu căng thẳng và dùng thuốc theo quy định của bác sĩ. * Hội chứng ruột kích thích Một số phương pháp điều trị bệnh như sử dụng thuốc chống viêm, chất ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh, các loại thuốc khác và phẫu thuật. |
Trưởng ban đào tạo và truyền thông dinh dưỡng Vinamilk
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình