Hotline 24/7
08983-08983

Hướng dẫn sơ cứu và xử trí khi bị rắn cắn

Cứ vào mỗi mùa mưa, số bệnh nhân bị rắn độc cắn lại gia tăng. Đáng chú ý, do sơ cứu không đúng cách, nhiều bệnh nhân bị hoại tử tay chân, nhiễm trùng máu, thậm chí bị tử vong. Vì vậy, BS Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TPHCM đã nhấn mạnh rằng, nhận biết rắn độc cắn và sơ cứu ban đầu đúng cách là vô cùng quan trọng.

1. Xác định loài rắn cắn để hỗ trợ các bác sĩ chọn huyết thanh kháng độc rắn phù hợp

Thưa BS, làm thế nào chúng ta có thể nhận diện rắn độc hay rắn lành thông qua vết cắn của rắn?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Hình dạng của đầu rắn có thể giúp chúng ta nhận diện được rắn độc hay rắn lành. Đầu rắn độc có hình tam giác còn rắn không độc có đầu hình tròn.

Tuy nhiên, khi bị rắn cắn, nhất là trẻ em bị rắn cắn, cần phải đến bệnh viện ngay lập tức. Những vết cắn nhanh chóng bị tấy đỏ, hãy đưa nạn nhân đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt.

Thứ hai, tìm cách bắt con rắn đã cắn nạn nhân và mang đến nơi điều trị để giúp bác sĩ có thể phân loại, biết được độc tố và tìm được huyết thanh giải độc.

Các yếu tố bên ngoài của vết thương như xuất huyết xung quanh, mức độ sưng tấy không rõ ràng bằng việc nhìn thấy con rắn gây ra vết cắn.

BS Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TPHCM đã nhấn mạnh rằng, nhận biết rắn độc cắn và sơ cứu ban đầu đúng cách là vô cùng quan trọng

2. Rửa sạch vết rắn cắn và nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện

Các bước sơ cứu, xử lý ban đầu khi bị rắn cắn như thế nào?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Thông thường, mọi người thường băng garo phía trên vết cắn nhưng thực tế, băng garo không có hiệu quả gì đáng kể.

Chúng ta chỉ cần rửa sạch vết cắn, bắt hoặc chụp ảnh con rắn và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để bác sĩ xử lý.

Tuyệt đối không đắp các loại lá cây lên vết cắn, việc nặn máu hay hút nọc độc bằng miệng cũng không có tác dụng.

3. Những hành động sai lầm khi sơ cứu người bị rắn cắn

Những thói quen sơ cứu sai lầm cần tránh khi bị rắn cắn là gì? Nhiều người tin rằng việc bó chặt ở vị trí bị rắn cắn sẽ giúp ngăn ngừa độc của rắn đi xa hơn. Quan điểm này đúng hay sai?

Vì sao khi bị rắn cắn không nên đắp lá cây, băng bó các loại thuốc không rõ nguồn gốc?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Việc băng kín vết cắn không hề có tác dụng. Buộc garo chặt đến mức ngăn được nọc rắn chạy về phía trung tâm thì phần chi cũng hư theo.

Đắp lá không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh dễ gây nhiễm trùng. Có nhiều trường hợp bị rắn không độc cắn nhưng đắp lá cây lên lại làm nhiễm trùng da, gây hại hơn.

Một hành động mà nhiều người cũng thường hay làm là lấy nọc rắn, việc này cũng không có tác dụng.

Hãy rửa sạch vết cắn và đưa người bị rắn cắn đến bệnh viện ngay lập tức

4. Bác sĩ có thể nhận dạng loại rắn thông qua vết cắn trên da

Khi tới bệnh viện, nếu chúng ta không biết loại rắn cắn mình là gì thì nên mô tả, cung cấp thông tin gì cho bác sĩ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Bác sĩ có thể nghe mô tả màu sắc và dựa theo chủng loại phân bố ở khu vực đó, căn cứ vào vết cắn cũng như những sang thương giai đoạn đầu xung quanh vết cắn và diễn tiến xuất huyết sau đó để đoán loài rắn đã cắn nạn nhân.

Từ đó bác sĩ sẽ dùng huyết thanh kháng độc rắn chuyên biệt để chữa trị.

Hướng dẫn sơ cứu và xử trí khi bị rắn cắn

5. Đến bệnh viện tuyến trên khi bị rắn độc cắn

Nếu bị rắn cắn, nên đến cơ sở y tế gần nhà hay phải lên tuyến tỉnh, tuyến cao hơn khác?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Nếu đã biết chắc hay nghi ngờ bị rắn độc cắn, cách duy nhất là đưa nạn nhân đến bệnh viện tuyến trên, các bệnh viện tuyến huyện có thể sẽ không xử lý được.

Bệnh viện tuyến huyện thường không trữ huyết thanh kháng nọc độc rắn, do đó cần nhanh chóng đưa nạn nhân lên tuyến trên.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X