Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền cảnh báo tác dụng phụ của Glucosamine
Đau nhức xương khớp là biểu hiện gắn liền với sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Và để giúp cơ thể chống chọi với những cơn đau ấy, Glucosamine đã ra đời. Bên cạnh tác dụng hỗ trợ, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho khớp, Glucosamine cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ. Cụ thể, những tác dụng phụ đó là gì, bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau, dưới sự chia sẻ của Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền đến từ Nhà thuốc Việt.
Phản ứng dị ứng
Theo như Dược sĩ Hiền đã chia sẻ thì Glucosamine là hoạt chất bổ xương khớp có nguồn gốc từ chitin - chất polyme sinh học có trong vỏ của các loài động vật có vỏ. Do đó, những bạn có cơ địa dị ứng với tôm, cua,... nên cẩn trọng khi dùng Glucosamine, đặc biệt khi dùng trong thời gian dài.
Ngoài ra, Dược sĩ Hiền còn nhắc nhở thêm: “Ngoài những bạn cơ địa dễ dị ứng thì bệnh nhân hen suyễn, người có dùng thuốc chống đông warfarin, hoặc đang dùng thuốc tiểu đường cần theo dõi kỹ phản ứng của cơ thể, vì đây đều là những đối tượng nhạy cảm với Glucosamine”
Rối loạn tiêu hóa
“Những rối loạn trên đường tiêu hóa là tác dụng phụ thường thấy khi dùng Glucosamine” là điều mà Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền đã nhấn mạnh. Trong đó, tác dụng phụ đặc trưng nhất bao gồm:
● Đau vùng thượng vị
● Ợ nóng
● Tiêu chảy
● Buồn nôn
Do đó, khi gặp một trong những biểu hiện trên, bạn hãy tạm thời ngưng sử dụng Glucosamine và đến gặp bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn kỹ hơn và xử lý kịp thời.
Có thể gây hại cho gan
Khi được hỏi về ảnh hưởng của Glucosamine lên gan, Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền đã chia sẻ như sau: “Trên thế giới, đã có một số trường hợp dùng Glucosamine bị tăng men gan. Và sau khi ngưng dùng, men gan của họ trở về mức bình thường.”
Vì điều đó, mà Dược sĩ đã nhắc nhở thêm đến quý độc giả như sau: “Vì Glucosamine có thể gây hại cho gan. Do đó, nếu bạn đã lớn tuổi, đang dùng nhiều thuốc, hãy quan tâm nhiều hơn đến chức năng gan, bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ và thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc và TPCN đang dùng. Đó sẽ là dữ liệu để bác sĩ điều chỉnh, cũng như tìm ra đúng nguyên nhân ảnh hưởng đến gan của bạn.”
Tương tác có hại với thuốc
“Với người trung niên và cao tuổi, thuốc gần như là điều mà ai cũng dùng, dễ thấy nhất là các loại thuốc tăng huyết áp, thuốc trị bệnh lý liên quan đến tim mạch,... Điều này, có thể gây ra nhiều tương tác với các TPCN, trong đó có Glucosamine.” Đó là những điều mà Dược sĩ Hiền đã cảnh báo về tác dụng phụ của Glucosamine.
Ngoài ra, Dược sĩ Hiền cũng chia sẻ thêm: “Như vậy, để hạn chế những tương tác này, bạn cần hạn chế uống chung thuốc và Glucosamine. Trong trường hợp bạn đang điều trị nhiều bệnh lý, nên cân nhắc việc bổ sung Glucosamine. Và hãy nhớ rằng, Glucosamine không phải là thuốc nên nó không có tác dụng điều trị đặc hiệu. Cuối cùng là, không được tự ý dùng Glucosamine cho các thuốc điều trị xương khớp”
Như vậy, đến đây chúng tôi đã gửi đến bạn những tác dụng phụ khi dùng Glucosamine dưới sự chia sẻ của Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền đến từ Nhà thuốc Việt. Mong rằng, với những chia sẻ trên, bạn sẽ sử dụng Glucosamine an toàn và hiệu quả hơn.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình