Dinh dưỡng hợp lý từ chiết xuất khổ qua và công nghệ nano giúp sống khỏe với đái tháo đường
Theo BS.CK1 Đào Thị Yến Thủy - Trưởng khoa Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (TPHCM), dinh dưỡng hợp lý, khoa học là một phần quan trọng trong “kiềng 3 chân” cùng với thuốc và vận động đúng cách giúp người bệnh tiểu đường ngăn chặn các biến chứng cũng như đề phòng biến cố không mong muốn, mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, chủ động hơn.
1. Nguyên nhân nào khiến đái tháo đường ngày càng trẻ hóa và gia tăng?
Nhờ BS giải thích, đái tháo đường (ĐTĐ) là căn bệnh như thế nào? Vì sao căn bệnh này ngày càng gia tăng và trẻ hóa?
BS.CK1 Đào Thị Yến Thủy trả lời: ĐTĐ là một từ chuyên môn, trong cộng đồng thường gọi là bệnh tiểu đường. Thông thường, trong nước tiểu sẽ không có đường. Nhưng với những bệnh nhân ĐTĐ, trong nước tiểu xuất hiện đường.
Các thực phẩm như cơm, bún, mì, phở, khoai, bắp, bánh mì... trong bữa ăn hằng ngày sẽ được cơ thể tiêu hóa thành các phân tử đường, được hấp thu từ hệ tiêu hóa vào máu, khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Khi đường huyết tăng, tuyến tụy sẽ tiết insulin để đưa đường từ máu bào tế bào. Có thể hình dung một cỗ xe vận chuyển đường từ máu vào tế bào. Tế bào sẽ sử dụng đường để hoạt động, tạo năng lượng để vận hành các chức năng khác nhau trong cơ thể.
Tuy nhiên, bệnh nhân ĐTĐ là những người có rối loạn chuyển hóa đường. Cơ thể người bệnh không tiết đủ insulin để đưa đường vào tế bào, do đó, lượng đường trong máu vẫn còn cao.
Trường hợp thứ hai, cỗ xe vận chuyển đường đến nơi nhưng tế bào không nhận, gọi là tình trạng đề kháng insulin.
Đường trong máu tăng trên 180mg/dL sẽ vượt quá ngưỡng tái hấp thu của thận và xuất hiện đường trong nước tiểu. Sau khi nhịn đói 8 giờ, đường huyết vẫn trên 126mg/dL được xác định bệnh đái tháo đường.
ĐTĐ là căn bệnh thời đại, ngày càng nhiều người mắc trên toàn thế giới. Nguyên nhân dẫn đến ĐTĐ có thể do sự thay đổi chế độ ăn đột ngột, khiến cơ thể bị rối loạn. Bên cạnh đó, những người bị rối loạn lipid máu, mỡ máu tăng, ít vận động, người có yếu tố di truyền sẽ có xác xuất bị ĐTĐ cao hơn.
Độ tuổi mắc ĐTĐ cũng ngày càng trẻ hóa, do bệnh được phát hiện sớm và sự thay đổi lối sống thời hiện đại, chẳng hạn việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh.
Đó là những lý do khiến ĐTĐ xuất hiện ngày càng nhiều.
2. Đái tháo đường dẫn đến nhiều biến chứng toàn thân nguy hiểm
Thưa bác sĩ, nhiều người biết đến tiểu đường là bệnh mãn tính cần kiểm soát, nhưng có vẻ chưa hiểu hết những hậu quả nghiêm trọng mà căn bệnh này gây ra. Bác sĩ có thể nói sâu hơn về những nỗi đau lớn nhất mà người bệnh phải đối mặt không ạ?
BS.CK1 Đào Thị Yến Thủy trả lời: ĐTĐ là một căn bệnh mãn tính, nghĩa là không thể nào chữa khỏi. Người bệnh chỉ có thể dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn, luyện tập... theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh lý.
Khi đường huyết trong máu quá cao, thành mạch máu sẽ bị tổn thương. Cộng đồng có thể hình dung mạch máu như những đường ống dẫn nước, sẽ dẫn máu từ tim đến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Mạch máu bị tổn thương ảnh hưởng đến việc tưới máu cho các cơ quan.
Như vậy, đái tháo đường kéo dài mà không kiểm soát đường huyết tốt có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình là hôn mê do tăng đường huyết (từ 300mg/dL). Bên cạnh đó, hạ đường huyết do ăn kiêng không hợp lý cũng có thể khiến bệnh nhân tử vong.
Khi đường huyết tăng cao kéo dài, những tổn thương ở mạch máu nhỏ sẽ xảy ra trước. Tổn thương ở mắt gây mờ mắt, mù mắt; tổn thương tim gây suy tim; tổn thương thận gây suy thận. Tổn thương mạch máu ngoại biên làm người bệnh có cảm giác tê bì. Vết thương ở những vùng xa tim như ngón chân, bàn chân sẽ rất lâu lành, hoại tử, phải đoạn chi.
ĐTĐ rất phổ biến, do đó, người bệnh phải biết cách kiểm soát bệnh bằng cách ổn định đường huyết, ngăn chặn biến chứng xảy ra. Bệnh nhân nên thường xuyên tái khám để được hướng dẫn cụ thể về cách dùng thuốc, ăn uống... để sống vui, sống khỏe, sống chung an toàn với bệnh.

3. Ba yếu tố quan trọng giúp duy trì đường huyết ổn định
Thưa BS, những biến chứng của bệnh tiểu đường có thể đến từ những lý do nào ạ? Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò như thế nào trong việc xuất hiện hay phòng ngừa các biến chứng này?
BS.CK1 Đào Thị Yến Thủy trả lời: Nguyên nhân của các biến chứng là không kiểm soát được đường huyết.
Đầu tiên là chế độ ăn, người bệnh ăn những thực phẩm chứa nhiều chất đường, ăn quá nhiều tinh bột. Những thức ăn có vị ngọt sẽ có nhóm đường, gọi là các đường đơn giản, hấp thu rất nhanh và làm lượng đường trong máu tăng cao rất nhanh. Các loại tinh bột như cơm, mì, bún, phở, khoai... cũng làm đường huyết tăng, nhưng chậm hơn.
Ăn một chén cơm không sẽ làm đường huyết tăng nhanh. Nhưng một chén cơm ăn cùng với thịt và rau, đường huyết tăng chậm hơn. Như vậy, người bệnh phải nhận diện được những nhóm thực phẩm làm tăng đường huyết và biết cách phối hợp bữa ăn hợp lý để ổn định đường huyết.
Yếu tố thứ hai là vận động. Đi bộ, làm việc nhà, chơi thể thao... sẽ tiêu hao bớt lượng đường, giúp đường huyết hạ xuống.
Thứ ba, bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc hạ đường huyết, chẳng hạn thuốc tăng insulin trong máu, thuốc giảm đề kháng insulin, thuốc giảm tình trạng tăng taọ glycogen từ gan. Bên cạnh đó, hiện nay có những loại thuốc giúp bệnh nhân đi tiểu bớt đường. Tùy theo tình trạng bệnh, cơ địa của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp.
Sử dụng thuốc kết hợp với ăn uống, vận động giống như chiếc kiềng ba chân, giúp bệnh nhân ĐTĐ kiểm soát tốt đường huyết.
4. Người mắc ĐTĐ vẫn đảm bảo ăn đủ bữa, mỗi bữa đủ các nhóm chất dinh dưỡng
Xin hỏi BS, đối với bệnh nhân ĐTĐ, chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý, giúp họ chủ động kiểm soát đường huyết và phòng tránh các biến chứng?
BS.CK1 Đào Thị Yến Thủy trả lời: Trước hết, người bệnh ĐTĐ cần nhận diện được các nhóm thực phẩm nhiều đường nên hạn chế. Người mắc ĐTĐ vẫn đảm bảo ăn đủ bữa, mỗi bữa đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Tùy theo chiều cao, cân nặng, chế độ vận động,... lượng thức ăn của mỗi người được bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ nội tiết khuyến cáo hoàn toàn khác nhau.
Lượng rau trong mỗi bữa ăn của bệnh nhân ĐTĐ phải nhiều hơn người bình thường, vì rau có thể giảm chỉ số đường huyết tăng lên khi ăn kèm với cơm. Người bình thường ăn khoảng 100g rau (tương đương khoảng 1 chén)/bữa, bệnh nhân ĐTĐ nên ăn 1,5 chén rau. Nên lưu ý rằng, ăn quá nhiều rau có thể làm mất chất sắt, chất đạm cần thiết cho người bệnh.
Người bệnh nên lựa chọn các loại chất béo tốt như mỡ cá, dầu olive, dầu mè, dầu đậu nành... để bảo vệ các cơ quan như tim mạch, não, mạch máu.
Ngoài các bữa ăn chính đầy đủ dinh dưỡng, các bệnh nhân ăn uống kém phải bổ sung bữa phụ bằng khoai, bắp, sữa chua ít đường, sữa tươi không đường hay các sản phẩm dinh dưỡng thay thế phù hợp với người bệnh ĐTĐ.
Thông thường, khẩu phần của người bệnh ĐTĐ ưu tiên lựa chọn các loại trái cây ít ngọt (ổi, mận, thanh long, củ sắn...) để không làm lượng đường trong máu tăng cao. Với những bữa ăn có trái cây ngọt như sầu riêng, mít, người bệnh phải giảm lượng cơm và tăng lượng rau so với bình thường.
Tuy nhiên, những bệnh nhân có đường huyết quá cao, cần hạn chế trái cây ngọt, nước ngọt, bánh ngọt, kem, chè... Trong trường hợp quá thèm ngọt, có thể sử dụng các loại đường dành riêng cho người bị ĐTĐ để tạo vị ngọt nhưng không làm tăng đường huyết.
5. Bệnh nhân đái tháo đường nên ưu tiên thực phẩm có nguồn gốc thực vật
Hevisure - một sản phẩm cung cấp bữa ăn dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường được ưa dùng. Nhân chương trình hôm nay, BS chia sẻ thêm những lợi ích của Hevisure với các biến chứng, đặc biệt là biến chứng trên thận ạ?
BS.CK1 Đào Thị Yến Thủy trả lời: Khi lựa chọn một sản phẩm dinh dưỡng, đầu tiên cần đọc và tìm hiểu về bảng thành phần để chắc chắc phù hợp với người bệnh ĐTĐ.
Các loại đậu, hạt là nguồn thực vật, sẽ cung cấp chất xơ và chất đạm, một ít tinh bột, nhiều vitamin nhóm B và các chất béo tốt đi kèm có lợi cho sức khỏe, bảo vệ tim mạch. Nguồn nguyên liệu tạo nên sản phẩm thay thế là đậu, hạt phù hợp cho người bệnh ĐTĐ, với các loại chất dinh dưỡng giống với một bữa ăn thông thường.
Đặc biệt, thực phẩm nguồn thực vật sẽ không hấp thu quá nhanh, an toàn cho đường huyết của người bệnh. Bên cạnh đó, nguồn chất béo từ thực vật không có cholesterol, không gây hại đến tim mạch.
Mỡ động vật chứa cholesterol có thể làm tăng mỡ trong máu, rối loạn mỡ máu, tăng nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm của ĐTĐ. Vì thế, bệnh nhân ĐTĐ nên sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
6. Vai trò của vitamin nhóm B đối với người bệnh đái tháo đường
Hevisure chứa các loại vitamin nhóm B như B6, B12 và magie. Vitamin nhóm B có vai trò gì trong việc giảm thiểu các biến chứng tim mạch, thần kinh cho bệnh nhân ĐTĐ, thưa BS?
BS.CK1 Đào Thị Yến Thủy trả lời: Vitamin nhóm B rất quan trọng trong việc hấp thu, chuyển hóa chất bột đường. Thiếu vitamin B1 có thể dẫn đến suy tim. Vitamin B6 tốt cho hệ thần kinh, vitamin B12 tốt cho máu...
Người bệnh ĐTĐ thường gặp biến chứng tê tay, viêm dây thần kinh do thiếu máu nuôi. Do đó, những sản phẩm cung cấp vitamin nhóm B rất phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn.
7. Chiết xuất khổ qua và công nghệ nano giúp Hevisure trở thành sản phẩm chuyên biệt cho người bệnh đái tháo đường
Hevisure có thành phần Insumate từ khổ qua. Đây có phải là thành phần đặc biệt hỗ trợ cho người bệnh tiểu đường không, thưa BS?
BS.CK1 Đào Thị Yến Thủy trả lời: Insumate là thành phần chiết xuất từ khổ qua có tác dụng kích thích tạo insulin hạ đường huyết, tốt cho người bệnh ĐTĐ.
Vậy so với các bữa ăn thông thường hay các sản phẩm hỗ trợ khác, sản phẩm cung cấp bữa ăn dinh dưỡng chuyên biệt Hevisure có điểm gì vượt trội cho người bệnh tiểu đường, thưa BS? Có phải nhờ Insumate và công nghệ nano bạc không?
BS.CK1 Đào Thị Yến Thủy trả lời: Không nhiều sản phẩm trên thị trường hiện nay có chiết xuất từ khổ qua giúp hạ đường huyết. Do vậy, Hevisure được xem là sản phẩm chuyên biệt dành cho người ĐTĐ, hỗ trợ kiểm soát đường huyết ổn định.
Công nghệ nano với các phân tử nhỏ giúp chất dinh dưỡng hấp thu nhanh hơn, người bệnh hấp thu dưỡng chất đầy đủ hơn.
8. Sản phẩm chuyên biệt cho bệnh nhân đái tháo đường phải không làm tăng đường huyết nhanh
Có ý kiến cho rằng một số loại sản phẩm hỗ trợ tiểu đường vẫn có nguy cơ gây tăng đường huyết. Vậy còn với Hevisure thì sao, thưa BS?
BS.CK1 Đào Thị Yến Thủy trả lời: Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, người bệnh nên tham khảm ý kiến của bác sĩ về nguy cơ tăng đường huyết. Các sản phẩm sản xuất chuyên biệt cho bệnh nhân ĐTĐ luôn quan tâm, chú ý đến thànhh phần tinh bột để không làm tăng đường huyết nhanh.
Với những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, ngoài tinh bột còn có rất nhiều chất xơ, kèm với chất đạm, chất béo... sẽ không làm bệnh nhân bị tăng đường huyết nhanh, phù hợp với người mắc ĐTĐ.
Tuy nhiên, đáp ứng của mỗi người với sản phẩm không giống nhau, vì thế ngoài đọc kỹ các thông tin về thành phần, nguyên liệu trước khi sử dụng sản phẩm, tham khảo hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Khi sử dụng, phải tuân thủ đúng về liều lượng khuyến cáo, bảo quản sản phẩm đúng cách.
Ngoài ra, bệnh nhân cần theo dõi đáp ứng của cơ thể với sản phẩm. Sản phẩm phù hợp sẽ không làm tăng đường huyết, không bị sụt cân, khỏe hơn. Nếu thấy đường huyết tăng, phải tìm hiểu nguyên nhân để có thể kiểm soát trở lại.
9. Sản phẩm dành cho người đái tháo đường cũng có thể dùng được cho người bình thường
Bên cạnh mang lại những giá trị dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, Hevisure còn phù hợp với những ai khác, thưa BS?
BS.CK1 Đào Thị Yến Thủy trả lời: Chế độ ăn của người ĐTĐ cũng rất tốt cho những người bình thường. Người không có bệnh vẫn được khuyến cáo ăn vừa đủ tinh bột, ít đường đơn giản (20g mỗi ngày). Khi trong các món ăn đã có đường, chúng ta nên giảm lượng đường nạp vào từ trà sữa, bánh ngọt, chè, kem... Trong bữa ăn nên tăng cường rau xanh, lựa chọn các loại đạm tốt, chất béo có lợi (dầu olive, dầu mè, omega 3 - 6 - 9...).
Như vậy, sản phẩm dành cho người đái tháo đường cũng có thể dùng được cho người bình thường.
Nguyên tắc trong dinh dưỡng là đa dạng các loai thực phẩm. Không có thực phẩm nào rất tốt cần ăn mỗi ngày, cũng không có thực phẩm nào nên loại bỏ, trừ trường hợp dị ứng. Có thể thay đổi các loại thực phẩm trong bữa chính và bữa phụ để nhận được nhiều chất dinh dưỡng, không ngán.
10. Dùng thực phẩm bổ sung theo tình trạng của mỗi người
Nếu sử dụng Hevisure hàng ngày, người bệnh nên uống như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất, thưa BS?
BS.CK1 Đào Thị Yến Thủy trả lời: Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, người tiêu dùng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Thực phẩm thay thế bữa ăn được sử dụng cho những ngày ăn uống kém hoặc quá bận rộn chưa kịp chuẩn bị thức ăn.
Mỗi ly ngũ cốc 200ml sẽ đạt khoảng 150 - 160kcal, tương đương 1 hộp sữa. Mỗi bữa ăn chính phải đạt 500 - 600 kcal, mỗi bữa phụ khoảng 150 - 250kcal. Mỗi ly ngũ cốc có thể thay thế cho bữa ăn phụ. Nếu ăn uống kém, có thể dùng sản phẩm cùng với bữa chính để bổ sung thêm dinh dưỡng và năng lượng mà không làm tăng đường huyết.
Liều lượng tùy theo tình trạng của mỗi người. Trong trạng thái bình thường, có thể dùng mỗi ngày 1 ly. Nếu ăn uống kém, sụt cân nhiều, có thể tăng thêm 1 - 2 ly, hoặc 3 ly/ngày.
Bệnh nhân ĐTĐ phải đảm bảo đủ năng lượng để làm việc, sinh hoạt, chơi thể dục thể thao, đừng vì ăn kiêng mà để bản thân rơi vào tình trạng thiếu năng lượng.

11. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát đái tháo đường tốt nhất
Cuối chương trình, BS có lời khuyên nào khi sử dụng Hevisure cũng như những lưu ý để người bệnh tiểu đường sống vui sống khỏe với căn bệnh này?
BS.CK1 Đào Thị Yến Thủy trả lời: Bệnh nhân ĐTĐ cần có kiến thức đúng về bệnh lý, phải đọc và hiểu đúng về bệnh. Người bệnh phải tuân thủ chế độ ăn và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, cùng với đó là vận động, thể dục thể thao điều độ và tái khám định kỳ.
Người bệnh ĐTĐ nên tìm hiểu cách đọc bao bì sản phẩm, khi có thắc mắc, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nhằm tìm được sản phẩm phù hợp đối với bệnh lý. Từ đó, người bệnh sẽ đạt được mục đích dinh dưỡng, hấp thu đủ các chất cần thiết, không ảnh hưởng đến đường huyết.
Bệnh nhân đừng quá bi quan về căn bệnh ĐTĐ. Chỉ cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể kiểm soát bệnh tốt, sống vui sống khỏe.
Trân trọng cảm ơn BS.CK1 Đào Thị Yến Thủy và nhãn hàng Hevisure đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình