Đại học Oxford -
Tuổi tác có ảnh hưởng gì đến việc tiêm ngừa vắc xin COVID-19?
Câu hỏi
Xin hỏi tuổi tác có ảnh hưởng gì đến việc tiêm vắc xin COVID-19 không ạ, vì em thấy hiện giờ vắc xin chỉ tiêm cho người lớn, còn trẻ em thì chưa thấy nhắc đến. Em cảm ơn ạ. (Trần Đình Thanh - thanhtran76...@gmail.com)
Trả lời
Khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 gia tăng theo độ tuổi. Đây là lý do vì sao CDC Hoa Kỳ khuyên những người từ 65 tuổi trở lên nên tiêm vắc xin COVID-19. (Ảnh minh họa)
Bạn thân mến,
Về vấn đề này, theo GS.TS.BS Trần Tịnh Hiền trong đại dịch COVID-19, vắc xin được nghiên cứu sản xuất dựa vào các nghiên cứu lâm sàng trên người đa số là từ 16-65 tuổi. Do vậy các chỉ định tập trung vào độ tuổi này. Vấn đề tuổi tác và tiêm chủng đã và đang bàn luận nhiều.
GS.TS.BS Trần Tịnh Hiền cũng đưa ra một số chỉ định hiện nay ở hai nhóm trên 65 và dưới 16 tuổi - hai nhóm chưa có nhiều số liệu trong các nghiên cứu. Cụ thể:
65 tuổi trở lên
Cơ quan CDC Hoa Kỳ trước đây đã khuyến cáo rằng nên tiêm vắc xin COVID-19 cho người trên 65 tuổi với lý do là nguy cơ bị bệnh nặng gia tăng theo tuổi và người lớn tuổi có nguy cơ cao nhất. Gần đây số liệu trên thực địa cho thấy rằng những người trên 65 tuổi với một liều tiêm, giảm nguy cơ nhập viện do COVID-19 xuống thấp với mức độ giảm thiểu là 64% (không phải là dưới 64%) so với những người chưa tiêm. Đây là số liệu thực tế đầu tiên củng cố kết luận trong các nghiên cứu lâm sàng về tác dụng ngăn ngừa bệnh cho người trên 65 tuổi.
Ở châu Âu ban đầu cũng có khuyến cáo như vậy với vắc xin AstraZeneca nhưng sau đó các nước như Đức, Thuỵ Điển đã lại xem xét lại chỉ định này với lý do chưa có nhiều số liệu ở nhóm tuổi trên 65. Sau nhiều ngày bàn cãi cuối cùng giới chức y tế Đức, Thuỵ Điển cũng chấp nhận khuyến cáo tiêm AZ cho người trên 65 tuổi như độ tuổi 16-65. Người ta nói rằng dẫu sao độ tuổi này cũng hưởng được ít nhiều lợi thế khi đối diện với virus và không có lý do gì làm gia tăng nguy cơ.
Trẻ từ 12-16 tuổi
Tuy trẻ em mắc COVID-19 thường nhẹ hơn người lớn nhưng có một số trẻ vẫn mắc bệnh nặng với các biến chứng hay có triệu chứng kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của chúng.
Cũng như người lớn trẻ em khi nhiễm virus cũng lây truyền qua cho người khác như gia đình và bạn bè nên tiêm chủng cho trẻ có thể giảm nguy cơ này. Ngoài ra, theo GS.TS.BS Trần Tịnh Hiền còn có lý do khác là, việc tiêm chủng này sẽ giúp bảo vệ cộng đồng. Nhiều người nhiễm thì sẽ có nguy cơ virus sẽ gia tăng đột biến và xuất hiện những biến thể nguy hiểm hơn.
Tuy trong những ngày gần đây, US-CDC đang tích cực điều tra về các báo cáo có tỷ lệ viêm cơ tim gia tăng trên trẻ tiêm vắc xin mRNA. Song, các chuyên gia tiên đoán rằng với tỷ lệ rất thấp việc tiêm chủng vẫn có lợi ích vượt trội hơn. Cho đến nay hơn 2 triệu trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm liều 1 vắc xin Pfizer. Những báo cáo mới nhất cho thấy biến chứng viêm cơ tim (myocarditis) và viêm màng ngoài tim (pericarditis) xảy ra khoảng 4 ngày sau liều thứ hai với các triệu chứng đau ngực, ST thay đổi và chẩn đoán dựa trên MRI... Hầu hết các trẻ đều hồi phục sau điều trị với thuốc chống viêm. Nên nhớ rằng bản thân virus SARS-CoV-2 cũng có gây biến chứng tim và có thể tử vong.
Vì vậy, GS.TS.BS Trần Tịnh Hiền cũng đề xuất, có thể khi các trường học mở cửa lại sẽ yêu cầu học sinh tiêm chủng để giảm bớt nguy cơ bệnh tật như trước đây đối với các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi...
Trân trọng!
>>> Người nhiễm HIV có nên chích ngừa COVID-19?
>>> Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, bạn cần kiêng thực phẩm nào?
>>> Biến chứng đông máu, giảm tiểu cầu sau tiêm vắc xin COVID-19, dấu hiệu nào nhận biết?
>>> Cơ địa dị ứng, có nên tiêm vắc xin COVID-19?
>>> Tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19, có phải cách ly tập trung khi đến địa phương khác?
>>> Tiêm vắc xin COVID-19 cùng lúc với các vắc xin khác, nên không AloBacsi ơi?
>>> Bệnh nhân cơ xương khớp, cần ngưng thuốc nào trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19?
>>> Tiêm ngừa COVID-19: Ai đủ điều kiện, ai cần trì hoãn, thận trọng và chống chỉ định?
>>> Sau tiêm vắc xin COVID-19, dấu hiệu nào cần đến bệnh viện ngay?
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình