Cứ tiểu đường, béo phì thì chắc chắn sẽ bị ung thư?
Thưa TS Liêm, vì sao người ta hay nói bị bệnh tiểu đường, béo phì có nguy cơ ung thư "ít nhất là cao gấp đôi người bình thường"?
Trong buổi tư vấn trực tuyến diễn ra chiều 8/9 tại văn phòng AloBacsi với khách mời là TS Phan Minh Liêm - từ Viện Ung thư lớn nhất Hoa Kỳ - Viện MD Anderson, nhiều bạn đọc của AloBacsi đã gửi đến thắc mắc sau nhờ TS Phan Minh Liêm giải đáp:
"Thưa TS, vì sao người ta hay nói bị bệnh tiểu đường, béo phì có nguy cơ ung thư "ít nhất là cao gấp đôi người bình thường"? Có nghiên cứu cụ thể về bệnh ung thư trên người tiểu đường, béo phì không, thưa tiến sĩ? Cách nào để người tiểu đường, béo phì phòng tránh ung thư hiệu quả? Cảm ơn tiến sĩ đã dành thời gian tư vấn cho chúng tôi".
"Thưa TS, vì sao người ta hay nói bị bệnh tiểu đường, béo phì có nguy cơ ung thư "ít nhất là cao gấp đôi người bình thường"? Có nghiên cứu cụ thể về bệnh ung thư trên người tiểu đường, béo phì không, thưa tiến sĩ? Cách nào để người tiểu đường, béo phì phòng tránh ung thư hiệu quả? Cảm ơn tiến sĩ đã dành thời gian tư vấn cho chúng tôi".
Chào các bạn,
Có một thực tế là tế bào ung thư lấy rất nhiều đường. Người có bệnh tiểu đường thì đường huyết thường giao động. Hàm lượng đường lên cao, xuống thấp…Khi hàm lượng đường lên quá cao, tế bào ung thư sẽ lợi dụng để lấy đường và phát triển.
Ở người béo phì, tế bào mỡ tiết ra các chất gây phản ứng viêm, cũng làm cho tế bào ung thư phát triển.
Đúng là bệnh tiểu đường và béo phì là tiền căn dẫn đến ung thư, tuy nhiên thông tin “nguy cơ gấp đôi” thì chính tôi cũng chưa biết con số này có chính xác hay không bởi vì nguy cơ ung thư còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Trong cơ thể chúng ta luôn luôn có sự đấu tranh giữa gen gây ung thư và gen kháng ung thư.
Thông thường trong đa số các trường hợp gen kháng ung thư sẽ đủ mạnh để kiểm soát gen gây ung thư để cơ thể chúng ta sinh tồn. Gen kháng ung thư đa phần là những gen sẽ tiêu diệt tế bào khi tế bào có sự rối loạn phân chia.
Nếu gen kháng ung thư hoạt động quá mạnh thì cơ thể chúng ta sẽ bị tiêu diệt. Còn nếu gen kháng ung thư hoạt động vừa đủ, ở mức độ vừa phải để kiểm soát và ngăn chặn ung thư hình thành và vẫn đảm bảo cơ thể phát triển tốt thì điều đó lý tưởng nhất và đa số mọi người chúng ta đều ở trong trạng thái này.
Tuy nhiên nếu gen gây ung thư mà vượt trội so với gen kháng ung thư vì nhiều lý do như đột biến làm cho gen gây ung thư có hoạt tính hoạt động mạnh hơn nhiều thì lúc đó sự cân bằng sẽ bị phá vỡ và tế bào bắt đầu phân chia một cách vô tội vạ. Trong trường hợp những người bệnh nhân bị tiểu đường hoặc béo phì thì cần phải cân nhắc yếu tố đó thì mới biết là có bị ung thư hay không.
Chính vì vậy có những bệnh nhân bị tiểu đường cả đời nhưng không bao giờ bị ung thư nhưng ngược lại có người mới chớm bị tiểu đường thôi là đã ung thư. Người béo phì cũng vậy.
Mặc dù tiểu đường và béo phì làm tăng nguy cơ gây ung thư nhưng không nên vì béo phì và tiểu đường mà quá lo lắng vì nếu chúng ta lo lắng thì lại làm tăng thêm nguy cơ ung thư.
Hiện nay có nhiều thuốc trên thị trường có khả năng điều trị bệnh tiểu đường cũng như bệnh béo phì hiệu quả hơn nhiều so với xưa. Chính vì vậy chúng ta cũng nên sử dụng những thuốc đó đúng theo chỉ định của bác sĩ và đối với bệnh nhân tiểu đường thì chúng ta nên kiểm soát đường huyết tốt, kiểm tra lượng đường huyết ít nhất là mỗi tháng một lần.
Đối với bệnh nhân béo phì thì cũng nên kiểm tra hàm lượng Cholesterol với tần suất khoảng 3 tháng/lần, điều đó sẽ giúp cho chúng ta có phác đồ điều trị phù hợp và tinh chỉnh lượng thuốc hiệu quả hơn để từ đó kiểm soát được nguy cơ tiểu đường và béo phì và giảm nguy cơ đối với yếu tố ung thư.
Thân mến!
Trích trong TS Phan Minh Liêm - Viện Ung thư Hoa Kỳ: "Ung thư - hiểu đúng để phòng bệnh"
Có một thực tế là tế bào ung thư lấy rất nhiều đường. Người có bệnh tiểu đường thì đường huyết thường giao động. Hàm lượng đường lên cao, xuống thấp…Khi hàm lượng đường lên quá cao, tế bào ung thư sẽ lợi dụng để lấy đường và phát triển.
Ở người béo phì, tế bào mỡ tiết ra các chất gây phản ứng viêm, cũng làm cho tế bào ung thư phát triển.
Đúng là bệnh tiểu đường và béo phì là tiền căn dẫn đến ung thư, tuy nhiên thông tin “nguy cơ gấp đôi” thì chính tôi cũng chưa biết con số này có chính xác hay không bởi vì nguy cơ ung thư còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Trong cơ thể chúng ta luôn luôn có sự đấu tranh giữa gen gây ung thư và gen kháng ung thư.
Thông thường trong đa số các trường hợp gen kháng ung thư sẽ đủ mạnh để kiểm soát gen gây ung thư để cơ thể chúng ta sinh tồn. Gen kháng ung thư đa phần là những gen sẽ tiêu diệt tế bào khi tế bào có sự rối loạn phân chia.
Nếu gen kháng ung thư hoạt động quá mạnh thì cơ thể chúng ta sẽ bị tiêu diệt. Còn nếu gen kháng ung thư hoạt động vừa đủ, ở mức độ vừa phải để kiểm soát và ngăn chặn ung thư hình thành và vẫn đảm bảo cơ thể phát triển tốt thì điều đó lý tưởng nhất và đa số mọi người chúng ta đều ở trong trạng thái này.
Tuy nhiên nếu gen gây ung thư mà vượt trội so với gen kháng ung thư vì nhiều lý do như đột biến làm cho gen gây ung thư có hoạt tính hoạt động mạnh hơn nhiều thì lúc đó sự cân bằng sẽ bị phá vỡ và tế bào bắt đầu phân chia một cách vô tội vạ. Trong trường hợp những người bệnh nhân bị tiểu đường hoặc béo phì thì cần phải cân nhắc yếu tố đó thì mới biết là có bị ung thư hay không.
Chính vì vậy có những bệnh nhân bị tiểu đường cả đời nhưng không bao giờ bị ung thư nhưng ngược lại có người mới chớm bị tiểu đường thôi là đã ung thư. Người béo phì cũng vậy.
Mặc dù tiểu đường và béo phì làm tăng nguy cơ gây ung thư nhưng không nên vì béo phì và tiểu đường mà quá lo lắng vì nếu chúng ta lo lắng thì lại làm tăng thêm nguy cơ ung thư.
Hiện nay có nhiều thuốc trên thị trường có khả năng điều trị bệnh tiểu đường cũng như bệnh béo phì hiệu quả hơn nhiều so với xưa. Chính vì vậy chúng ta cũng nên sử dụng những thuốc đó đúng theo chỉ định của bác sĩ và đối với bệnh nhân tiểu đường thì chúng ta nên kiểm soát đường huyết tốt, kiểm tra lượng đường huyết ít nhất là mỗi tháng một lần.
Đối với bệnh nhân béo phì thì cũng nên kiểm tra hàm lượng Cholesterol với tần suất khoảng 3 tháng/lần, điều đó sẽ giúp cho chúng ta có phác đồ điều trị phù hợp và tinh chỉnh lượng thuốc hiệu quả hơn để từ đó kiểm soát được nguy cơ tiểu đường và béo phì và giảm nguy cơ đối với yếu tố ung thư.
Thân mến!
Trích trong TS Phan Minh Liêm - Viện Ung thư Hoa Kỳ: "Ung thư - hiểu đúng để phòng bệnh"
*** Mời bạn xem loạt bài rất nhiều thông tin bổ ích do TS Phan Minh Liêm đã chia sẻ cùng AloBacsi:
>>> Video chia sẻ kiến thức quý báu của TS Phan Minh Liêm - Viện Ung thư MD Anderson
>>> TS Phan Minh Liêm - Viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ: Cập nhật kiến thức mới nhất phòng bệnh ung thư
>>> “Thay đổi những thói quen nhỏ có thể giảm 2/3 nguy cơ ung thư”
>>> Có "thuốc phòng ngừa ung thư" không, thưa TS Phan Minh Liêm?Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình