Có nên uống thuốc giảm đau khi gặp các tình trạng đau nhức cơ xương khớp?
Hiện nay có các loại thuốc phổ biến nào giúp làm giảm cơn đau cơ xương khớp? Tác hại của việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào? Phương pháp tối ưu thay thế việc sử dụng thuốc giảm đau và điều trị tận gốc cơn đau là gì? Cùng bác sĩ Edouard Sabourdy tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
1. Các loại thuốc giảm đau phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc giúp giảm triệu chứng và cơn đau cơ xương khớp, phổ biến có thể kể đến 6 loại sau:
- Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC): Paracetamol là loại thuốc phổ biến nhất, có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Có tác dụng giảm đau và kháng viêm mạnh hơn Paracetamol, được sử dụng phổ biến trong điều trị đau nhức xương khớp.
- Thuốc chống viêm nhóm Corticoid: Có tác dụng giảm đau nhanh nhưng có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
- Thuốc giảm đau gây nghiện (liều đơn lẻ): Có tác dụng giảm đau rất nhanh và hiệu quả nhưng cần được sử dụng ngắn hạn.
- Thuốc giãn cơ: Có tác dụng giảm đau do căng cơ và sưng phù.
- Thuốc giảm đau thần kinh trung ương: Có tác dụng giảm đau do tổn thương thần kinh, thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa.
2. Tác hại của việc lạm dụng thuốc giảm đau thường xuyên
Theo bác sĩ Edouard Sabourdy, hiện đang công tác tại Phòng khám ACC cho biết: Khi gặp phải các tình trạng đau nhức xương khớp, uống thuốc giảm đau chính là lựa chọn đầu tiên mà người bệnh nghĩ đến. Tuy nhiên, việc uống thuốc giảm đau chỉ xoa dịu các cơn đau nhức xương khớp tạm thời, cơn đau có thể thuyên giảm nhưng gốc rễ của cơn đau vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, thậm chí nếu lạm dụng thuốc giảm đau, tự ý thay đổi liều lượng thuốc còn gây ra nhiều tác dụng phụ đáng lường đến các cơ quan chức năng khác của cơ thể.
Dưới đây là các tác dụng phụ nguy hiểm cần lưu ý:
- Tác dụng phụ đến hệ tiêu hóa: Thuốc giảm đau xương khớp có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến đau loét, buồn nôn, ợ nóng, tiêu chảy, táo bón, thậm chí thủng dạ dày, thủng ruột hoặc xuất huyết tiêu hóa nặng.
- Tác dụng phụ đến gan, thận: Dùng thuốc xương khớp kéo dài có thể gây tăng men gan, suy gan, tích nước ở thận, dẫn đến suy thận hoặc tổn thương thận đột ngột.
- Tác dụng phụ trên hệ tim mạch: Lạm dụng thuốc đau nhức xương khớp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm suy tim, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, đột quỵ và thậm chí tử vong.
- Tác dụng phụ trên hệ xương khớp: Dùng thuốc giảm đau ở liều cao có thể cản trở quá trình phát triển xương sụn, dẫn đến mật độ xương giảm nhanh, gây gãy xương và loãng xương, đôi khi gây biến chứng hoại tử, tê liệt cử động của cơ thể.
- Những tác hại khác: Ngoài biến chứng nguy hiểm trên nội tạng, tùy ý uống thuốc đau nhức xương khớp khiến người bệnh trở nên “lệ thuộc”, dễ xuất hiện cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau nhức và suy nhược cơ thể một khi ngưng sử dụng.
Xem thêm: Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa cứng khớp ngón tay
3. Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng, phương pháp tối ưu điều trị cơ xương khớp không sử dụng thuốc hay phẫu thuật
Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic là một phương pháp điều trị không xâm lấn, sử dụng các kỹ thuật thủ công để điều chỉnh các khớp và cột sống, nhằm giải phóng tắc nghẽn thần kinh, giảm đau và cải thiện chức năng vận động. Phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong nhiều năm qua và được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị nhiều loại đau và bệnh lý về cơ xương khớp.
3.1 Ưu điểm của Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic
An toàn: Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic là một phương pháp an toàn, không sử dụng thuốc hay phẫu thuật. Các kỹ thuật thủ công được thực hiện bởi các bác sĩ Chiropractic được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Hiệu quả: Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm đau và cải thiện chức năng vận động trong nhiều loại đau và bệnh lý về cơ xương khớp, bao gồm:
- Đau lưng
- Đau cổ
- Đau thần kinh tọa
- Thoát vị đĩa đệm
- Viêm khớp
- Vẹo cột sống
Tăng cường sức khỏe tổng thể: Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic không chỉ giúp giảm đau và cải thiện chức năng vận động, mà còn có tác dụng tăng cường sức khỏe tổng thể, bao gồm:
- Cải thiện khả năng miễn dịch
- Giảm căng thẳng, lo lắng
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ
- Tăng cường khả năng vận động và di chuyển
3.2 Phác đồ điều trị cá nhân hoá Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng
Ngoài ra, tại Phòng khám ACC, đội ngũ bác sĩ Chiropractic đến từ nước ngoài giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra phác đồ Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng cá nhân hoá cho từng bệnh nhân, bao gồm các kỹ thuật điều chỉnh cột sống, các bài tập vật lý trị liệu và các phương pháp phục hồi chức năng giúp chữa trị tận gốc cơn đau và rút ngắn thời gian điều trị.
Cụ thể, các ưu điểm của từng phương pháp trong phác đồ Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng như sau:
- Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic: Kỹ thuật điều chỉnh cột sống của Chiropractic có thể giúp giải phóng các tắc nghẽn thần kinh, từ đó giảm đau và cải thiện chức năng vận động.
- Vật lý trị liệu: sử dụng các trang thiết bị hiện đại như máy kéo giãn áp cột sống DTS, tia laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave giúp xoa dịu các cơn đau và các mô cơ xung quanh vùng đau.
- Phục hồi chức năng: Chương trình Phục hồi chức năng Pneumax độc quyền tại ACC giúp bệnh nhân lấy lại tối đa tầm vận động.
Với hơn 17 năm kinh nghiệm tiên phong trong lĩnh vực Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic tại Việt Nam, hệ thống Phòng khám ACC tự hào chữa trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân mắc các bệnh về cơ xương khớp như thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh toạ, vẹo cột sống, bàn chân bẹt, xẹp đốt sống,... Phòng khám ACC với đội ngũ bác sĩ Chiropractic đến từ nước ngoài giàu kinh nghiệm và đội ngũ chuyên viên Y tế tận tâm, là cơ sở uy tín chữa lành các cơn đau và bệnh lý cơ xương khớp cấp, mãn tính mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình